Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh Góp vốn đầu tư trồng rừng tại Tuy Phong

pdf4 trang | Chia sẻ: tienhuytran22 | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh Góp vốn đầu tư trồng rừng tại Tuy Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH 
( V/v: góp vốn đầu tư trồng rừng tại Tuy Phong) 
Hôm nay, lúc 15 giờ, ngày 5 tháng 05 năm 2018, 
Tại :Văn phòng công ty luật Ecolaw 
Địa chỉ: XXX 
Chúng tôi gồm: 
1. Ông NGUYỄN A, sinh năm 1950. 
CMND số: ..., cấp ngày :..., tại TP. HCM. 
Địa chỉ thường trú: .............., Q. Tân Bình, TP. HCM. 
Sau đây gọi là bên “ông A” 
2. Ông HOÀNG B, sinh năm 1960. 
CMND số: ..., cấp ngày : ..., tại TP. HCM 
Địa chỉ thường trú: ................,Q. 11, TP. HCM 
Sau đây gọi là “ông B” 
3. Bà LÊ C, sinh năm 1974. 
CMND số: ..., cấp ngày: ..., tại TP. HCM 
Địa chỉ thường trú: ..............,Q. Tân Phú, TP. HCM 
Sau đây gọi là “bà C” 
Có mặt người làm chứng : 
Ông: Nguyễn D., sinh năm 1970. 
CMND số: ..., cấp ngày : ..., tại TP. HCM 
Địa chỉ thường trú: .........,Q. 10, TP. HCM 
Xét rằng: 
- Ông A đang có quyền sử dụng (thuê) một khu đất diện tích 10 ha tại xã P., huyện Tuy Phong, 
tỉnh Bình Thuận. Chi tiết như sau (sau đây gọi là “Khu đất”): 
 Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất – quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số 
BA XXXX do UBND huyện Tuy Phong cấp ngày Y-Y-2010. 
 Thửa đất số X, tờ bản đồ Y. Mục đích sử dụng: trồng cây lâu năm. 
 Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước cho thuê (đến tháng 3-2059). 
- Ông bà A có nhu cầu mời người khác cùng hợp tác đầu tư để trồng rừng tại khu đất nói trên, 
nhằm mục đích kinh doanh sinh lợi. 
- Ông B và bà C có khả năng và nhu cầu tham gia hợp tác kinh doanh theo đề nghị của ông A. 
Sau khi trao đổi, thống nhất, trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, các bên đồng ý ký “Hợp đồng 
hợp tác kinh doanh” này với các điều khoản như sau : 
Điều 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG 
Cả 3 người có tên ở trên đồng ý hợp tác góp vốn đầu tư vào Khu đất nói trên, trong tình trạng 
pháp lý ông A đứng tên trên Giấy chứng nhận như nói trên. 
Mục đích hợp tác: trồng rừng, sau đó bán cây hoặc kinh doanh khác (theo sự thỏa thuận, thống 
nhất giữa các bên). 
Thời gian hợp tác: 31 năm, tính tới ngày Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết thời hạn 
thuê. 
Để thực hiện kế hoạch hợp tác kinh doanh, các bên đồng ý sẽ cùng góp vốn thành lập thành một 
Công ty trách nhiệm hữu hạn, với tỷ lệ góp vốn tương đương “phần hùn” nêu tại Điều 2 hợp 
đồng này. Thời điểm thành lập công ty các bên sẽ cùng thống nhất quyết định sau, nhưng không 
quá 3 tháng kể từ ngày ký hợp đồng này. 
Điều 2: GIÁ TRỊ KHU ĐẤT, PHẦN HÙN BAN ĐẦU VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA 
CÔNG TY 
Các bên cùng đồng ý: giá trị thực tế hiện tại (năm 2018) của Khu đất là 3.000.000.000 đồng 
(ba tỷ đồng). 
Ông B và bà C đồng ý mỗi người bỏ ra cho ông A số tiền 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng), 
tổng cộng 2.000.000.000 đồng), để có được phần hùn (vốn góp) trị giá tương đương 60% giá trị 
Khu đất trên (mỗi người 30%). Số tiền này ông A toàn quyền sử dụng và không hoàn lại (với 
điều kiện bảo đảm cho ông B và bà C mỗi người luôn có quyền lợi/phần hùn tương đương 30% 
giá trị Khu đất). 
Ông A vì có quyền sử dụng đất và mối quan hệ để nhận đất, nên không phải bỏ tiền ra mà góp 
vốn bằng quyền sử dụng đất (toàn bộ Khu đất). Phần hùn (bằng quyền sử dụng đất) của ông A 
tương đương 40%. 
Theo đó, khi thành lập công ty, các bên sẽ có tỷ lệ vốn góp như sau: 
- Ông A: 40%. 
- Ông B: 30%. 
- Bà C: 30%. 
Trong đó, trong nhiệm kỳ đầu tiên: ông A sẽ là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của 
công ty. Ông B sẽ là Chủ tịch Hội đồng thành viên. 
Hoạt động của công ty sẽ thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp và pháp luật hiện hành. 
Điều 3: SỐ TIỀN GÓP VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU (NĂM ĐẦU TIÊN) 
Sau khi đã thực hiện hoàn tất thỏa thuận nêu tại Điều 2 hợp đồng, để triển khai việc trồng rừng 
trên Khu đất, các bên thống nhất như sau: 
- Trong duy nhất 1 năm đầu tiên: Ông B và bà C mỗi người góp vào công ty 500.000.000 đồng. 
Tổng cộng 1.000.000.000 (một tỷ đồng). Số tiền này được dùng để mua cây giống, thuê người 
trồng, chăm sóc, bảo quản  trong thời gian 1 năm đầu tiên. Ông A có trách nhiệm quản lý số 
tiền trên và chi trả trung thực, có chứng từ và chịu trách nhiệm bồi thường nếu việc chi trả 
không đúng sự thật. 
- Kể từ năm thứ hai trở về sau, việc góp vốn (nếu cần tiếp tục đầu tư) và phân chia quyền lợi 
(nếu có) sẽ thực hiện theo tỷ lệ góp vốn của từng thành viên trong công ty. 
Điều 4: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN 
- Sau khi ông B và bà C đóng khoản góp vốn đầu tư ban đầu (quy định tại Điều 3), mọi khoản 
chi phí khác nhằm mục đích đầu tư, kinh doanh của công ty trên Khu đất, cả 3 người đều có 
trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ vốn góp và theo đúng quy định của pháp luật. 
- Nếu công ty có đầu tư chăn nuôi hoặc đầu tư ngoài trồng rừng, thì cả 3 người sẽ cùng thỏa 
thuận và đầu tư (đóng góp) theo tỷ lệ góp vốn và hưởng lợi tương ứng. 
- Nếu nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền trồng rừng hoặc bất kỳ sự hỗ trợ nào khác - thì sẽ nhập 
vào vốn của công ty hoặc chia cho cả ba người theo tỷ lệ góp vốn. 
 Điều 5: GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI TRONG TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NHƯỢNG KHU 
ĐẤT CHO BÊN THỨ BA 
Nếu quá trình hợp tác kinh doanh (trồng rừng) nói trên, cả 3 người nhận thấy muốn sang lại 
quyền sử dụng đất và tài sản đã hình thành trên đất, thì số tiền thu được được chia theo tỷ lệ góp 
vốn nêu tại Điều 1. Cụ thể như sau: ông B 30%, bà C 30%, ông A 40%. 
Điều 6: VIỆC RÚT VỐN 
Nếu trong quá trình hợp tác, có thành viên muốn rút vốn, thì giải quyết như sau: 
- Nếu rút vốn trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký hợp đồng này: công ty sẽ hoàn vốn trong vòng 
3 tháng kể từ ngày có văn bản xin rút vốn, nhưng chỉ trả số tiền tương đương 70% giá trị góp 
vốn ban đầu (vì đầu tư chưa sinh lợi). 
- Nếu rút vốn từ tháng thứ 6 trở đi: sẽ giải quyết theo quy định chung của pháp luật và Điều lệ 
công ty. 
Điều 7: ĐIỀU KHOẢN CHUNG: 
Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng này. Mọi 
sự thay đổi, bổ sung hợp đồng (nếu có), phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả mọi người. 
Việc thành lập, điều hành và quản lý công ty (theo Điều 1) sẽ được các bên bàn bạc thống nhất, 
trên tinh thần thỏa thuận trong hợp đồng này và đúng theo qui định của pháp luật. 
Trong quá trình hợp tác, nếu có tranh chấp không tự giải quyết được, các bên thống nhất sẽ đưa 
ra Tòa án giải quyết theo qui định chung. 
Hợp đồng này được lập thành 4 bản, có giá trị kể từ ngày ký, mỗi bên giữ 1 bản, 1 bản lưu tại 
Văn phòng công ty luật Ecolaw. 
 ÔNG A ÔNG B BÀ C 
Người làm chứng 
...... 

File đính kèm:

  • pdfmau_hop_dong_hop_tac_kinh_doanh_gop_von_dau_tu_trong_rung_ta.pdf
Hợp đồng liên quan