Hợp đồng hợp tác địa điểm kinh doanh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng hợp tác địa điểm kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------***------- HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH Số: ......./20/...-.../HDHTKD Căn cứ qui định tại Bộ luật dân sự năm 2015 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành; Căn cứ luật Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005; Căn cứ hợ đồng cung ứng dịch vụ số ./20/HĐDV được lập ngày.tháng năm 20.; Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên và dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên. Chúng tôi gồm có: BÊN A: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Địa chỉ trụ sở : Số .., phố ., phường ., quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Người đại diện : .. Mã số thuế : . và BÊN B: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI .. Địa chỉ trụ sở : Số ngõ .., đường .., quận .., thành phố Hà Nội. Người đại diện : . Chức danh: Giám đốc Mã số thuế : Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây: Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh trong việc khai thác địa điểm kinh doanh Số , đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội thuộc quyền quản lý của Trung tâm trợ giúp nông dân Hà Nội. Mục tiêu của hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và phát huy tối đa nguồn lực của mỗi bên nhằm xây dựng chuỗi cửa hàng bán buôn và bán lẻ các sản phẩm nông sản. Phạm vi hợp tác kinh doanh: Hai Bên hợp tác cùng điều tra, nghiên cứu thị trường, nhu cầu, thị hiếu khách hàng, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản; Điều 2. Thời hạn hợp đồng. Thời hạn hợp tác là 05 (năm) năm bắt đầu kể từ ngày.tháng..năm 20. đến hết ngày.. tháng .. năm 20... Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của các bên căn cứ vào hợp đồng số /20/HĐDV được lập ngày.tháng năm 20. Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh 3.1. Góp vốn Bên A góp vốn bằng toàn bộ giá hàng hóa, chi phí thiết kế, in ấn các sản phẩm kinh doanh phù hợp với yêu cầu kinh doanh tại địa điểm nói trên (Bảng danh mục hàng hóa và định giá giá trị của từng sản phẩm do Bên A góp sẽ được hai bên thống nhất lập thành văn bản không tách rời hợp đồng này). Giá trị trên bao gồm toàn bộ các chi phí vận chuyển, lắp đặt tại địa điểm kinh doanh. Bên B góp vốn bằng việc trực tiếp cải tạo, thiết kế và xây dựng lại (nếu có) cho toàn bộ mặt bằng phục vụ hoạt động kinh doanh tại địa điểm nói trên. (Bảng chi phí vật tư và nhân công thực hiện do hai bên thống nhất và lập thành văn bản không tách rời hợp đồng này). 3.2. Phân chia kết quả kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động thực hiện kinh doanh phân phối bán buôn và bán lẻ các sản phẩm nông sản tại địa điểm kinh doanh nói trên sẽ được phân chia theo căn cứ theo tỷ lệ giá trị phần vốn góp của mỗi bên tính đến thời điểm phân chia lợi nhuận trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng .............%, Bên B được hưởng ............% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước. Thời điểm chia lợi nhuận được xác định vào ngày cuối cùng của mỗi Quý của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ../../20... 3.3 Chi phí cho hoạt động quản lý kinh doanh bao gồm: + Tiền nhập hàng hóa đầu vào (Được xác định dựa trên hợp đồng đã ký và biên bản giao hàng của nhà phân phối đến địa điểm kinh doanh); + Lương nhân viên; + Chi phí điện, nước; + Khấu hao tài sản; + Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng; + Chi phí khác do hai bên thỏa thuận bằng biên bản. Điều 4. Các nguyên tắc tài chính Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hoạch toán, quyết toán vào Bên A. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực. Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử 02 (hai), Bên B sẽ cử 01 (một) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý. Đại diện của Bên A là: Ông .. – Chức danh: Giám đốc Ông .. – Chức danh:.. Đại diện của Bên B là: Ông .. - Chức danh: Người trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động: Đại diện Bên A: Ông:. Điện thoại: Fax:.. Đại diện Bên B: Ông:. Điện thoại: Fax:.. Trụ sở của ban điều hành đặt tại: Số 33, đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ của ban điều hành: - Xây dựng kế hoạch và chương trình triển khai cụ thể hàng tháng/quý và định hướng kế hoạch phát triển hàng và thông qua Lãnh đạo Hai Bên. - Phối hợp với các đơn vị khác thực hiện các kế hoạch và chương trình đã đề ra. - Thường xuyên báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Hai Bên. - Lập các báo cáo định kỳ về các công việc đang thực hiện, tình hình sử dụng kinh phí cho các hoạt động đó. - Trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhân viên trong trung tâm phân phối. Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A - Chịu trách nhiệm nhập nguồn hàng từ các nhà phân phối; - Tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thanh toán hợp đồng đối với các nhà phân phối cung cấp sản phẩm nông sản trong và ngoài nước. - Cung cấp đầy đủ các hoá đơn, chứng từ liên quan để phục vụ cho công tác hạch toán tài chính quá trình kinh doanh. - Quản lý và điều hành hoạt động bán lẻ tại địa điểm kinh doanh; - Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, nhân viên tại địa điểm kinh doanh. Lên kế hoạch Trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại địa điểm kinh doanh. - Phối hợp cùng Bên B trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết theo tháng/Quý/Năm tài chính. - Được hưởng .......................% lợi nhuận sau thuế. - Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình kinh doanh; Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B - Thực hiện quyền bán buôn các sản phẩm nông sản; - Tìm kiếm đối tượng khách hàng phù hợp phục vụ cho hoạt động bán buôn nông sản; - Trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh và xây dựng kế hoạch kinh doanh cho nhóm khách hàng này; - Có trách nhiệm phối hợp cùng Bên A trong hoạt động quản lý, điều hành quá trình kinh doanh; - Có trách nhiệm triển khai tìm kiếm và bán lẻ các sản nông sản bán sản phẩm trong điều kiện cho phép; - Đưa máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh vào hoạt động của trung tâm; - Nguồn hàng bán buôn phải nhập từ nguồn phân phối của trung tâm và hạch toán trực tiếp vào trung tâm phân phối; - Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình kinh doanh; - Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định tài chính của trung tâm phân phối tại địa điểm kinh doanh; - Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước. Đồng thời quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh. - Phối hợp cùng Bên A xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết theo tháng/Quý/Năm tài chính. - Được hưởng ............................% lợi nhuận sau thuế. Điều 8: Hiệu lực hợp đồng hợp tác và việc sửa đổi và chấm dứt thoả thuận hợp tác - Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết;. - Trong trường hợp một trong Hai Bên có mong muốn sửa đổi, bổ sung phải thông báo trước cho bên kia bằng văn bản. - Trong trường hợp một trong Hai Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên đơn phương có nghĩa vụ thông báo trước bằng văn bản cho Bên kia trong vòng 06 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm kí kết sẽ được hai bên trực tiếp thương thảo và xác lập bằng văn bản. - Hai Bên cam kết thực hiện theo các điều kiện và điều khoản trên và nhất trí ký kết thoả thuận hợp tác này. Điều 9. Điều khoản chung Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 08% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm theo hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền. Điều 10. Hiệu lực hợp đồng Hợp đồng hết hiệu lực khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Toàn bộ tài sản sản sẽ được kiểm kê và phân chia theo tỷ lệ vốn góp tại thời điểm hợp đồng hết hiệu lực. Hợp đồng này gồm 04 (bốn) trang không thể tách rời nhau, được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký. Đại diện bên A Đại diện bên B .
File đính kèm:
- hop_dong_hop_tac_dia_diem_kinh_doanh.docx