HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

doc5 trang | Chia sẻ: congthanh | Lượt xem: 3704 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------------------
HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Số……/HĐCGCN
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm …. tại……(ghi địa điểm ký kết).
Chúng tôi gồm có: 
BÊN A (Bên giao)
- Tên doanh nghiệp (hoặc cơ quan):	
- Địa chỉ: 	
- Điện thoại: 	
- Tài khoản số: 	
 Mở tại Ngân hàng: 	
- Đại diện là Ông (bà): 	Chức vụ: 	
- Giấy uỷ quyền số ….. ngày…. tháng …. năm …. do ông (bà)…. chức vụ …	. ký (nếu có).
BÊN B (Bên nhận):
- Tên doanh nghiệp (hoặc cơ quan):	
- Địa chỉ: 	
- Điện thoại: 	
- Tài khoản số: 	
 Mở tại Ngân hàng: 	
- Đại diện là Ông (bà): 	Chức vụ: 	
- Giấy uỷ quyền số ….. ngày…. tháng …. năm …. do ông (bà)…. chức vụ …	. ký (nếu có).
……Sau khi xem xét (nêu tóm tắt kết quả hướng dẫn nghiên cứu, triển khai hoặc kết quả sản xuất, kinh doanh liên quan đến công nghệ được chuyển giao của bên giao), hai bên thống nhất thoả thuận lập hợp đồng với nội dung sau:
Điều 1. Giải thích từ ngữ
Định nghĩa các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng. (Vì lĩnh vực khoa học công nghệ luôn sử dụng các thuật ngữ, kỹ thuật vì vậy đây là điều hết sức quan trọng vì các bên tham gia hợp đồng, sử dụng ngồn ngữ khác nhau, nên cần thiết thống nhất việc hiểu các khái niệm các bên sử dụng trong hợp đồng).
Điều 2. Nội dung công nghệ được chuyển giao
Trong điều khoản này cần nêu rõ tên công nghệ được chuyển giao; mô tả chi tiết những đặc điểm, nội dung, mức độ an toàn, vệ sinh lao động của công nghệ được chuyển giao
Trong trường hợp bên giao cung cấp máy móc, thiết bị kèm theo các nội dung khác của công nghệ, hợp đồng nêu rõ danh mục máy móc, thiết bị bao gồm tính năng kỹ thuật, ký mã hiệu, nước chế tạo, năm chế tạo, tình trạng chất lượng, giá cả.
Kết quả cụ thể đạt được sau khi thực hiện chuyển giao (về mặt chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, định mức kinh tế, kỹ thuật, về mặt năng suất, các yếu tố môi trường, xã hội).
Điều 3. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Nội dung chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (nếu có) theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Điều 4. Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ
Điều 5. Thời hạn, tiến độ và địa điểm cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị
Điều 6. Các nội dung liên quan đến việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo thực hiện chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Nêu quy định cụ thể trong hợp đồng hoặc quy định trong phụ lục hợp đồng về nội dung chương trình, hình thức, lĩnh vực, số lượng học viên, chuyển giao bên giao và bên nhận, địa điểm, thời hạn.
b) Trách nhiệm của các bên trong việc tổ chức đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật;
c) Trình độ, chất lượng, kết quả đạt được sau khi đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật;
d) Chi phí cho đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.
Điều 7. Giá cả và phương thức thanh toán
Trong hợp đồng cần quy định cụ thể giá của công nghệ được chuyển giao cũng như đồng tiền thanh toán. Giá của công nghệ được chuyển giao có thể được xác định như sau:
1- Giá máy móc, thiết bị được xác định thông qua đấu thầu mua sắm thiết bị hoặc qua giám định chất lượng và giá cả.
2- Tuỳ thuộc vào tính tiên tiến của công nghệ, nội dung công nghệ, tính độc quyền của công nghệ, chất lượng sản phẩm, tỷ lệ sản phẩm được xuất khẩu, hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội, các bên tham gia hợp đồng thoả thuận giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ.
3- Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước; giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ, bao gồm các đối tượng được nêu tại Điều 4 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, trong đó không kể giá trị máy móc, thiết bị kèm theo, phải theo một trong các giới hạn sau:
a) Từ 0 đến 5% giá bản tịnh sản phẩm trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, hoặc
b) Từ 0 đến 25% lợi nhuận sau thuế, thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm được sản xuất hoặc dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
c) Từ 0 đến 8% tổng vốn đầu tư trong trường hợp góp vốn bằng giá trị công nghệ.
Đối với dự án hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ không quá 20% vốn pháp định.
4- Đối với việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước, giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ không kể giá trị máy móc, thiết bị kèm theo, có thể đến 8% giá bán tịnh hoặc đến 30% lợi nhuận sau thuế, hoặc trong trường hợp góp vốn bằng giá trị công nghệ đến 10% tổng số vốn đầu tư với công nghệ hội đủ các yêu cầu sau:
a) Công nghệ được chuyển giao thuộc lĩnh vực công nghệ cao (theo danh mục của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong từng thời kỳ);
b) Công nghệ được chuyển giao có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo;
c) Phần lớn sản phẩm được xuất khẩu (hoặc phí trả cho công nghệ được ở mức cao đối với sản phẩm được xuất khẩu).
Các chi phí cho việc ăn, ở, đi lại, lương cho học viên được đào tạo ở nước ngoài có thể không bao gồm trong giới hạn phần trăm nói tại khoản 3 Điều 23, nghị định số 45/1998//NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.
Đối với những công nghệ đặc biệt, có mức phê duyệt thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ cao hơn các bên trình Bộ Khoa học và Công nghệ để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
5. Giá công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài do các bên thoả thuận theo luật pháp của nước bên nhận và được cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn chi tiết của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về các mức thanh toán.
6- Phương thức thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận theo các phương thức sau đây:
a) Đưa toàn bộ giá trị công nghệ được chuyển giao vào vốn góp trong các dự án đầu tư.
b) Trả kỳ vụ theo tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế hoặc phần trăm bán tịnh.
c) Trả gọn làm một hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc bằng hàng hoá phù hợp với tiến độ chuyển giao công nghệ và quy định của pháp luật Việt Nam về việc thanh toán bằng hàng hoá. Giá trị trả gọn được xác định căn cứ vào Điều 23 Nghị định số 45/1998//NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.
d) Các bên có thể kết hợp các phương thức thanh toán, trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp công nghệ được chuyển giao gồm nhiều nội dung khác nhau trong hợp đồng, phải ghi rõ phần thanh toán cho mỗi nội dung chuyển giao, giá thanh toán cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi một nội dung hoặc một số nội dung hợp đồng không được thực hiện thì bên nhận có quyền yêu cầu điều chỉnh việc thanh toán.
Điều 8. Cam kết của các bên về bảo đảm thực hiện hợp đồng 
Trong điều khoản này phải thực hiện được các ý sau đây:
1- Bên giao cam kết thực hiện đúng theo các thông tin kỹ thuật của bên giao cung cấp;
2- Bên nhận cam kết thực hiện đúng các thông tin kỹ thuậtt của bên giao cung cấp;
3- Trên cơ sở bên nhận thực hiện đúng chỉ dẫn của bên giao, bên giao có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện chuyển giao công nghệ để đạt được những kết quả sau:
- Đạt được mục tiêu đề ra được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đạt được các chỉ tiêu chất lượng đã được định rõ trong hợp đồng;
- Công nghệ đạt được các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, các chỉ tiêu hao mòn nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư đã định rõ trong hợp đồng;
- Công nghệ bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường, về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4- Những cam kết của các bên nhằm bảo đảm không xảy ra sai sót trong chuyển giao công nghệ và sử dụng kết quả sau khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Điều 9. Ban hành và thời hạn bảo hành
- Bên giao có trách nhiệm ban hành các nội dung công nghệ được chuyển giao, kể cả đối với máy móc, thiết bị (nếu máy móc, thiết bị do bên giao cung cấp) trong thời hạn do các bên thoả thuận trong hợp đồng;
- Trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì thời hạn ban hành là thời hạn hợp đồng có hiệu lực;
- Trong thời hạn bảo hành nếu bên nhận thực hiện đúng các chỉ dẫn của bên giao mà sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc công nghệ không đạt được khắc phục bằng chi phí của bên giao.
Điều 10. Nghĩa vụ hợp tác và trao đổi thông tin của các bên
Điều 11. Bổ sung sửa đổi, huỷ bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng 
Các bên có thể quy định điều kiện sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Cụ thể nên quy định:
1- Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể được bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ từng phần khi được các bên thoả thuận nhất trí.
……… Đối với hợp đồng phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 45/1998//NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, việc bổ sung, sửa đổi, thay thế hoặc huỷ bỏ từng phần của hợp đồng chuyển giao công nghệ chỉ có hiệu lực khi đã được cơ quan phê duyệt hợp đồng chấp thuận bằng một quyết định phê duyệt.
2- Hợp đồng chuyển giao công nghệ chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng hết thời hạn theo quy định trong hợp đồng;
b) Hợp đồng chấm dứt trước thời hạn theo sự thoả thuận bằng văn bản giữa các bên.
c) Xảy ra những trường hợp bất khả kháng và các bên thoải thuận chấm dứt hợp đồng;
d) Hợp đồng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quản lý chuyển giao công nghệ huỷ bỏ, đình chỉ do vi phạm pháp luật.
e) Huỷ bỏ hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật theo sự thoả thuận bằng văn bản giữa các bên nếu không gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước và xã hội, các bên phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra đối với bên thứ ba liên quan do việc huỷ bỏ hợp đồng.
Đối với hợp đồng phải được phê duyệt thì khi huỷ bỏ các bên phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã phê duyệt hợp đồng.
g) Khi một bên thừa nhận vi phạm hợp đồng hoặc có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng đó.
Điều 12. Thời hạn của hợp đồng 
Thời hạ hợp đồng do các bên thoả thuận theo yêu cầu và nội dung công nghệ được chuyển giao,nhưng thời hạn tối đa không quá 7 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Trong trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép thời hạn hợp đồng dài hơn 7 năm nhưng không quá 10 năm. Các bên có thể quy định những điều kiện liên quan đến các bên trong việc sửa đổi thời hạn hiệu lực hoặc kết thực hợp đồng.
Điều 13. Phạm vi và mức độ bảo đảm bí mật đối với công nghệ được chuyển giao
Bên chuyển giao phải cam kết các bí mật đối với công nghệ được chuyển giao chưa được tiết lộ và cam kết không tiết lộ các bí mật về công nghệ chuyển giao cho bên thứ ba.
Điều 14. Trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng
Bên nhận và bên giao công nghệ có nghĩa vụ thực hiện thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên quy định trong hợp đồng, nếu vi phạm các quy định về vi phạm đã xác định trong hợp đồng.
Những trách nhiệm khác của mỗi bên do pháp luật quy định các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Điều 15. Giải quyết tranh chấp 
Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bằng thương lượng, trên tinh thần hợp tác hạn chế tổn nhau phát sinh từ sự khác thất chung. Nếu tranh chấp không giải quyết bằng thương lượng được thì đề nghi cơ quan 	giải quyết.
Điều 16. Hiệu lực của hợp đồng 
Hợp đồng được lập thành 8 bản bằng tiếng Việt Nam (trong trường hợp có bên nước ngoài tham gia thì 4 bản được lập bằng thứ tiếng nước ngoài thông dụng. Thông thường việc chọn tiếng nước ngoài nào là do các bên thoả thuận), các bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có mâu thuẫn về cách hiểu khác nhau về ngôn ngữ thì dùng bản tiếng Việt Nam làm chuẩn. (Có thể thoả thuận dùng bản tiếng nước ngoài làm chuẩn, nếu chúng ta có chuyên gia thành thạo về ngôn ngữ làm hợp đồng). Mỗi bên giữ bốn bản (hai bản bừng tiếng Việt Nam, hai bản bằng tiếng ……) các bản có giá trị như nhau.
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… đến ngày hết hiệu lực của hợp đồng (ngày có hiệu lực của hợp đồng là ngày do các bên thoả thuận; ngày hợp đồng được phê duyệt; hoặc ngày hợp đồng được đăng ký tại Bộ Khoa học Công nghệ).
Nếu trong hợp đồng có phần nội dung về chuyển giao đối tượng sở hữu công nghệ thì cần ghi rõ phần đó có hiệu lực kể từ ngày được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Tuỳ thuộc vào đối tượng chuyển giao công nghệ các bên có thể thoả thuận đưa vào hợp đồng những điều khoản nếu có không trái với quy định của Nhà nước và pháp luật Việt Nam. 
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docmau_hop_dong_chuyen_giao_cong_nghe_3798.doc
Hợp đồng liên quan