Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

pdf78 trang | Chia sẻ: tienhuytran22 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hợp đồng trong hoạt động xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
Cục Giám định Nhà nước 
về chất lượng công trình xây dựng 
Người soạn : Lê Văn Thịnh 
Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 
--------------- 
hợp đồng 
Trong hoạt động xây dựng 
Hà Nội – 5/2005 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
2 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 
 Người soạn : Lê Văn Thịnh 
Chuyên viên chính Cục Giám định Nhà 
nước về chất lượng công trình xây dựng 
Chương I 
Khái niệm chung về hợp đồng kinh tế 
I. KHáI NIệM - CHủ THể - NGUYÊN TắC - HIệU LựC – BIệN PHáP 
BảO ĐảM THựC HIệN HợP ĐồNG KINH Tể 
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế (HĐKT) 
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các 
bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, 
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục 
đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây 
dựng và thực hiện kế hoạch của mình. 
2. Chủ thể của hợp đồng kinh tế 
Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, chủ thể của HĐKT bao gồm: 
2.1. Pháp nhân với pháp nhân; 
2.2. Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp 
luật. 
Trong đó: 
a) Pháp nhân phải là một tổ chức có đủ các điều kiện sau: 
- Là một tổ chức được thành lập một cách hợp pháp; 
- Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản 
đó; 
- Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh 
doanh của mình; 
b) Cá nhân có đăng ký kinh doanh: 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
3 
Theo qui định của pháp luật, là người đã được cấp giấy phép kinh doanh 
và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng qui định về 
đăng ký kinh doanh. 
3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện HĐKT 
Theo tinh thần của Pháp lệnh HĐKT, khi ký kết và thực hiện HĐKT cần 
quán triệt các nguyên tắc sau: "Tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và 
nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật" . 
Riêng loại HĐKT theo chỉ tiêu pháp lệnh phải tuân theo nguyên tắc "bình 
đẳng, hợp tác cùng có lợi và trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản". 
4. Hiệu lực pháp lý của HĐKT 
4.1.Trường hợp HĐKT được ký kết bằng văn bản 
HĐKT được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các 
bên đã ký vào văn bản. 
4.2. Trường hợp HĐKT được ký kết bằng tài liệu giao dịch. 
HĐKT được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý kể từ khi các bên 
nhận được tài liệu qui định thể hiện sự thỏa thuận về tất cả những điều khoản chủ 
yếu của HĐKT. 
5. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT . 
5.1. Thế chấp tài sản 
Là trường hợp dùng động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc 
quyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện HĐKT đã ký kết. . 
5.2. Cầm cố tài sản 
Là trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ 
hợp đồng giữ để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm HĐKT đã 
ký kết. 
5.3. Bảo lãnh tài sản 
Là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh 
để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
4 
HĐKT đã ký kết. 
6. Những HĐKT trái pháp luật 
6.1. HĐKT vô hiệu toàn bộ 
Những HĐKT vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp sau đây: 
a) Nội dung HĐKT vi phạm điều cấm của pháp luật; 
b) Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh theo qui 
định của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng; 
c) Người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. 
6.2. HĐKT vô hiệu từng phần 
HĐKT bị coi là vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm điều 
cấm của pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của 
hợp đồng. 
II. CƠ CấU CủA VĂN BảN HợP ĐồNG KINH Tế 
1. Khái niệm văn bản HĐKT và các loại văn bản HĐKT 
1.1. Khái niệm văn bản HĐKT 
Văn bản HĐKT lâ một loại tài liệu đặc biệt do các chủ thể của HĐKT tự 
xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật nhà nước về HĐKT; văn bản 
này có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều 
khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong HĐKT. Nhà nước thực hiện sự 
kiểm soát và bảo hộ quyền lợi cho các bên khi cần thiết và dựa trên cơ sở nội 
dung văn bản HĐKT đã ký kết. 
1.2. Các loại. văn bản HĐKT trong thực tế sản xuất kinh doanh 
- Hợp đồng mua bán hàng hóa; 
- Hợp đồng mua bán ngoại thương; 
- Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu ; 
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa; 
- Hợp đồng kinh tế dịch vụ ; 
- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng ; 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
5 
- Hợp đồng gia công đặt hàng; 
- Hợp đồng nghiên cứu khoa học - triển khai kỹ thuật; 
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh; 
- Hợp đồng liên doanh, liên kết v.v. . . 
2. Cơ cấu chung của một vãn bản HĐKT 
2.1. Phần mở đầu 
Bao gồm các nội dung sau : 
a) Quốc hiệu: Đây là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung của 
nó cớ tính chất pháp lý, riêng trong hợp đồng mua bán ngoại thương không ghi 
quốc hiệu vì các chủ thể loại hợp đồng này thường có quốc tịch khác nhau. 
b) Số và ký hiệu hợp đồng: Thường ghi ở dưới tên văn bản hoặc ở góc trái 
của văn bản HĐKT, nội dung này cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu khi cần thiết, 
phần ký hiệu hợp đồng thường là những chữ viết tắt của tên chủng loại hợp đồng. 
Ví dụ: Hợp đồng số 07/HĐMB (Số ký hiệu của loại hợp đồng mua bán hàng 
hóa). 
c) Tên hợp đồng: Thường lấy tên hợp đồng theo chủng loại cụ thể ghi chữ 
to đậm ở chính giữa phía dưới quốc hiệu. 
d) Những căn cứ xác lập hợp đồng: Khi lập hợp đồng phải nêu những văn 
bản pháp qui của nhà nước điều chỉnh lĩnh vực HĐKT như các pháp lệnh, nghị 
định, quyết định v.v... Phải nêu cả văn bản hướng dẫn của các ngành, của chính 
quyền địa phương, có thể phải nêu cả sự thỏa thuận của hai bên chủ thể trong các 
cuộc họp bàn về nội dung hợp đồng trước đó. 
e) Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng: Phải ghi nhận rõ vấn đề này vì nó 
là cái mốc quan trọng đánh dấu sự thiết lập HĐKT xảy ra trong một thời gian, 
không gian cụ thể để chứng minh sự giao dịch của các bên, khi cần thiết nhà 
nước sẽ thực hiện sự xác nhận hoặc kiểm soát, đồng thời nó cũng là căn cứ quan 
trọng dựa vào đó các chủ thể ấn định thời hạn của hợp đồng được bắt đầu và kết 
thúc lúc nào, thông thường thời gian ký kết là thời điểm để các thỏa thuận ấn 
định cho hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Ví dụ hợp đồng này có hiệu lực 18 tháng 
kể từ ngày ký . . . . 
2.2. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng 
Bao gồm các nội dung sau: 
a) Tên đơn vị hoặc cá nhân tham gia HĐKT (gọi những là tên doanh 
nghiệp) 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
6 
- Để loại trừ khả năng bị lừa đảo các bên phải kiểm tra lẫn nhau về tư cách 
pháp nhân hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh của đối tác kiểm tra sự hoạt động 
thực tế của tổ chức này xem có trong danh sách các tổ chức bị chính quyền 
thông báo vỡ nợ, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể không. 
b) Địa chỉ doanh nghiệp: Trong hợp đồng phải ghi rõ nơi có trụ sở pháp 
nhân đồng, khi cần các bên có thể tìm đến nhau để liên hệ giao dịch hoặc tìm 
hiểu rõ ràng trước khi ký kết HĐKT, yêu cầu các bên phải ghi rõ số nhà, đường 
phố, xóm ấp, phường, xã, quận, huyện. Nếu thực tâm có ý thức phối hợp làm ăn 
lâu dài, đàng hoàng họ sẽ khai đúng và đầy đủ. . 
c) Điện thoại, Telex, Fax, Email: Đây là những phương tiện thông tin quan 
trọng, mỗi chủ thể hợp đồng thông thường họ có số đặc định cho phương tiện 
thông tin để giao dịch với nhau, giảm bớt được chi phí đi lại liên hệ, trừ những 
trường hợp bắt buộc phải gặp mặt. 
d) Tài khoản mở tại ngân hàng: Đây là vấn đề được các bên hợp đồng đặc 
biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay, khi đối tác biết số tài khoản lượng tiền 
hiện có trong tài khoản mở tại ngân hàng nào, họ tin tưởng ở khả năng được 
thanh toán sòng phẳng để yên tâm ký kết và thực hiện hợp đồng, cũng cần đề 
phòng trường hợp đối tác chỉ đưa ra những số tài khoản đã cạn tiền nhầm ý đồ 
chiếm dụng vốn hoặc lừa đảo; muốn nắm vững số lượng tiền trong tài khoản, 
cần có biện pháp kiểm tra tại ngân hàng mà đối tác có mở tài khoản đó trước khì 
ký kết. 
e) Người đại diện ký kết : Về nguyên tắc phải là người đứng đầu pháp 
nhân hoặc người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh, nếu là doanh 
nghiệp tư nhân, nhưng pháp luật HĐKT vẫn cho phép họ được ủy quyền cho 
người khác với điều kiện họ phải viết giấy ủy quyền. 
g) Giấy ủy quyền: Phải ghi rõ số lưu, thời gian viết ủy quyền, chức vụ 
người ký giấy ủy quyền, đồng thời phải ghi rõ họ tên; chức vụ số Chứng minh 
nhân dân (CMND) của người được ủy quyền, nội dung phạm vi công việc ủy 
quyền và thời hạn ủy quyền, pháp luật bắt buộc người thủ trưởng ủy quyền đó 
phải chịu mới trách nhiệm như chính bản thân họ đã ký hợp đồng, nhưng dù sao 
thì bên đối tác vẫn cần phải kiểm tra kỹ những điều kiện trên của giấy ủy quyền 
trước khi đồng ý ký kết hợp đồng. 
2.3. Phần nội dung của văn bản HĐKT 
Thông thường một văn bản HĐKT có các điều khoản sau đây: 
a) Đối tượng của hợp đồng: Tính bằng số lượng, khối lượng, giá trị qui ước 
mà các bên thỏa thuận bằng tiền hay ngoại tệ; 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
7 
b) Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa 
hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc; 
c) Giá cả; 
d) Bảo hành ; 
e) Điều kiện nghiệm thu giao nhận; 
g) Phương thức thanh toán; 
h) Trách nhiệm do vi phạm HĐKT; 
i) Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT; 
k) Các thỏa thuận khác. 
Những điều khoản trên có thể phân thành ba loại khác nhau để thỏa thuận 
trong một văn bản HĐKT cụ thể : 
- Những điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản bắt buộc phải có 
để hình thành nên một chủng loại hợp đồng cụ thể được các bên quan tâm thỏa 
thuận trước tiên. nếu thiếu một trong các điều khoản căn bản của chủng loại hợp 
đồng đó thì văn bản HĐKT đó không có giá trị. Chẳng hạn trong hợp đồng mua 
bán hàng hóa phải có các điều khoản căn bản như số lượng hàng, chất lượng qui 
cách hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận hàng, phương thức thanh toán là 
những điều khoản căn bản của chủng loại HĐKT mua bán hàng hóa. 
- Những điều khoản thường lệ: Là những điều khoản đã được pháp luật 
điều chỉnh, các bên có thể ghi hoặc không ghi vào văn bản HĐKT. 
Nếu không ghi vào văn bản HĐKT thì coi như các bên mặc nhiên công 
nhận là phải có trách nhiệm thực hiện những qui định đó .Nếu các bên thỏa 
thuận ghi vào hợp đồng thì nội dung không được trái với những điều pháp luật đã 
qui định. Ví dụ: điều khoản về bồi thường thiệt hại, điều khoản về thuế  
- Điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với 
nhau khi cha có qui định của nhà nước hoặc đã có qui định của nhà nước nhưng 
các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà 
không trái với pháp luật. Ví dụ: Điều khoản về thưởng vật chất khi thực hiện 
hợp đồng xong trước thời hạn, điều khoản về thanh toán bằng vàng; ngoại tệ thay 
tiền mặt v.v 
2.4. Phần ký hết HĐKT 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
8 
a) Số lượng bản hợp đổng cần ký: Xuất phát từ yêu cầu lưu giữ, cần quan 
hệ giao dịch với các cơ quan ngân hàng, trọng tài kinh tế, cơ quan chủ quản cấp 
trên v.v... mà các bên cần thỏa thuận lập ra số lượng bao nhiêu bản là vừa đủ, vấn 
đề quan trọng là các bản hợp đồng đó phải cố nội dung giống nhau và có giá trị 
pháp lý như nhau. 
b) Đại diện các bên ký kết: Mỗi bên chỉ cần cử một người đại diện ký kết, 
thông thường là thủ trưởng cơ quan hoặc người đứng tên trong giấy phép đăng ký 
kinh doanh, pháp luật cho phép họ được ủy quyền bằng giấy tờ cho người khác 
ký. Theo tinh thần pháp lệnh hợp đồng kinh tế từ khi nó có hiệu lực người kế 
toán trưởng không bắt buộc phải cùng ký vào HĐKT với thủ trưởng như trước 
đây nữa. Việc ký hợp đồng có thể thực hiện một cách gián tiếp như : một bên 
soạn thảo ký trước rồi gửi cho bên đối tác, nếu đồng ý với nội dung thỏa thuận 
bên kia đưa ra và ký vào hợp đồng thì sẽ có giá trị như trường hợp trực tiếp gặp 
nhau ký kết. Những người có trách nhiệm ký kết phải lưu ý ký đúng chữ ký đã 
đăng ký và thông báo, không chấp nhận loại chữ ký tắt, chữ ký mới thay đổi 
khác với chữ ký đã đăng ký với cấp trên, việc đóng dấu cơ quan bên cạnh người 
đại diện ký kết có tác dụng tăng thêm sự long trọng và tin tưởng của đối tác 
nhưng không phải là yêu cầu bắt buộc trong thủ tục ký kết hợp đồng 
3. Vãn bản phụ lục HĐKT và biên bản bổ sung HĐKT 
3.1. Văn bản phụ lục HĐKT 
Việc lập và ký kết văn bản phụ lục HĐKT được áp dụng trong hợp các bên 
hợp đồng cần chi tiết và cụ thể hóa các điều khoản của HĐKT mà khi ký kết 
HĐKT các bên chưa cụ thể hóa được. Chẳng hạn : một HĐ mua bán hàng hóa có 
thời hạn thực hiện trong một năm, lúc ký kết các bên chưa qui định cụ thể số 
lượng hàng hóa giao nhận hàng tháng. Trong quá trình thực hiện, mỗi tháng hai 
bên ký phụ lục để qui định rõ số lượng hàng hóa giao nhận trong tháng đó. 
a) Nguyên tắc chung khi xây dựng văn bản phụ lục HĐKT là không được 
trái với nội dung của văn bản HĐKT đã ký kết. 
b) Thủ tục và cách thức ký kết phụ lục HĐKT: tương tự như thủ tục và 
cách thức ký kết HĐKT. 
c) Về giá trị pháp lý: phụ lục HĐKT là một bộ phận cụ thể không tách rời 
HĐKT, nó có giá trị pháp lý như bản HĐKT . 
d) Cơ cấu của văn bản phụ lục HĐKT cũng bao gồm các phần như văn bản 
HĐKT (có thể bỏ bớt mục căn cứ xây dựng HĐKT). 
3.2. Biên bản bổ sung HĐKT 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
9 
a) Trong quá trình thực hiện HĐKT, các bên có thể xác lập và ký biên bản 
bổ sung những điều mới thỏa thuận như thêm bớt hoặc thay đổi nội dung. các 
điều khoản của HĐKT đang thực hiện. Biên bản bổ sung có giá trị pháp lý như 
HĐKT. Chẳng hạn, khi ký kết HĐKT hai bên thỏa thuận thời gian hoàn thành 
công trình là một năm kể từ ngày ký, quá trình thi công gặp nhiều trở ngại 
khách quan hai bên bàn bạc thỏa thuận kéo dài thời gian giao nhận công trình 
thêm 3 tháng nữa. Trong trường hợp đó hai bên phải lập biên bản bổ sung 
HĐKT. 
b) Về cơ cấu, biên bản bổ sung HĐKT cần có các yếu tố sau: 
- Quốc hiệu; 
- Tên biên bản bổ sung; 
- Thời gian, địa điểm lập biên bản; 
- Những thông tin cần thiết về các chủ thể hợp đồng; 
- Lý do lập biên bản bổ sung; 
- Nội dung thỏa thuận về sự thêm, bớt hoặc thay đổi một hay một số điều 
khoản của hợp đồng đã ký; 
- Sự cam kết thực hiện những thỏa thuận trong biên bản bổ sung 
- Ký biên bản bổ sung: Những người có quyền hoặc được ủy quyền ký kết 
HĐKT thì có quyền ký biên bản bổ sung HĐKT. 
III. NGÔN NGữ Và VĂN PHạM TRONG SOạN THảO HợP Đồng 
KINH Tế 
1. Những yêu cầu khi sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng kinh tế 
 1.1. Ngôn ngữ trong các văn bản HĐKT phải chính xác, cụ thể, đơn 
nghĩa 
a) Nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ phải chính xác . 
Những từ sử dụng trong giao dịch HĐKT phải thể hiện đúng ý chí của các 
bên ký kết, đòi hỏi người lập hợp đồng phải có vốn từ vựng trong lĩnh vực kinh tế 
phong phú, sâu sắc mới có thể xây dựng được bản HĐKT chặt chữ về từ ngữ, 
không gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc, phí tổn nhiều tiền bạc và công sức, đặc 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
10
biệt là trong các hợp đồng dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa khi thỏa thuận 
về chất lượng công việc dịch vụ và phẩm chất qui cách hàng hóa phải hết sức 
thận trọng sử dụng thuật ngữ. 
b) Ngôn ngữ hợp đồng phải cụ thể. 
Khi thỏa thuận về điều khoản nào các chủ thể ký kết hợp đồng phải chọn 
những số liệu, những ngôn từ chỉ đích danh ý định, mục tiêu hoặc nội dung mà 
họ đang bàn đến nhằm đạt được, tránh dùng từ ngữ chung chung, đây cũng là 
những thủ thuật để trốn tránh trách nhiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng 
của những kẻ thiếu thiện chí. . 
c) Ngôn ngữ hợp đồng phải đơn nghĩa. 
Từ ngữ của hợp đồng phải có sự chọn lọc chặt chẽ, thể hiện đúng mục 
đích của chủ thể đề nghị ký kết hợp đồng, tránh dùng những từ có thể hiểu hai ba 
nghĩa; nó vừa mâu thuẫn với yêu cầu chính xác, cụ thể, vừa có thể tạo ra khe hở 
cho kẻ xấu tham gia hợp đồng lợi dụng gây thiệt hại cho đối tác hoặc trốn tránh 
trách nhiệm khi có hành vi vi phạm HĐKT, vì họ có quyền thực hiện theo những 
ý nghĩa của từ ngữ mà họ thấy có lợi nhất cho họ, dù cho đối tác có bị thiệt hại 
nghiêm trọng rồi sau đó họ sẽ có cơ sở để biện luận, để thoái thác trách nhiệm. 
Ví dụ : . . . "Bên B phải thanh toán cho bên A bằng ngoại tệ . . . " ý đồ của bên A 
là muốn được thanh toán bằng Euro như mọi trường hợp làm ăn với người thiện 
chí khác nhưng bên B lại thanh toán bằng USD cũng là ngoại tệ nhưng giá trị 
không ổn định, kém hiệu lực so với Euro. 
1.2. Chỉ được sử dụng từ thông dụng, phổ biến trong các văn bản 
HĐKT, tránh dùng các thổ ngữ (tiếng địa phương) hoặc tiếng lóng 
Quan hệ HĐKT là những quan hệ rất đa dạng với nhiều loại cơ quan, đơn 
vị và các doanh nghiệp tư nhân ở mọi miền đất nước, trong tình hình hiện nay 
nhà nước lại đang mở rộng cửa cho các giao dịch với nhiều cá nhân và tổ chức 
nước ngoài, các bên hợp đồng cần phải được hiểu đúng, chính xác ý chí của nhau 
thì việc giao dịch mới nhanh chóng thành đạt, phải dùng tiếng phổ thông mới tạo 
điều kiện thuận lợi cho các bên cùng hiểu, dễ hiểu, tránh được tình trạng hiểu 
lầm, dẫn tới việc thực hiện hợp đồng sai, gây ra thiệt hại cho cả hai bên, đồng 
thời trong quan hệ với nước ngoài việc dùng tiếng phổ thông mới tạo ra sự tiện 
lợi cho việc dịch thuật ra tiếng nước ngoài, giúp cho người nước ngoài hiểu được 
đúng đắn, để việc thực hiện hợp đồng có hiệu quả cao, giữ được mối tương giao 
bền chặt lâu dài thì làm ăn mới phát đạt được, đó cũng là yếu tố quan trọng để 
gây niềm tin ở đối tác trong các loại hợp đồng. Một hợp đồng được ký kết và 
thực hiện còn có thể liên quan đến các cơ quan khác có chức nặng nhiệm vụ phải 
nghiên cứu, xem xét nội dung của bản hợp đồng như : ngân hàng, thuế, vụ, hải 
quan, trọng tài kinh tế... Các cơ quan này cần phải được hiểu rõ, hiểu chính xác 
trong các trường hợp cần thiết liên quan đến chức năng hoạt động của họ để có 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
11
thể giải quyết được đúng đắn. Tóm lại trong nội dung của bản HĐKT việc dùng 
tiếng địa phương, tiếng lóng là biểu hiện của sự tùy tiện trái với tính chất pháp 
lý, nghiêm túc mà bản thân loại văn bản này đòi hỏi phải có. 
1.3. Trong văn bản HĐKT không được tùy tiện ghép chữ, ghép tiếng, 
không tùy tiện thay đổi từ ngữ pháp lý và kinh tế 
Việc ghép chữ, ghép tiếng dễ dẫn đến sự hiểu nhầm ý chí của các bên chủ 
thể, việc thay đổi ngôn từ pháp lý trong hợp đồng có thể dẫn đến tình trạng vận 
dụng bị sai lạc, việc thực hiện HĐKT thất bại. Chẳng hạn pháp luật qui định khi 
xây dựng HĐKT phải thỏa thuận "về thời hạn có hiệu lực của HĐKT. . . " Không 
được tùy tiện ghép chữ và thay đổi ngôn từ pháp lý thành điều khoản "Thời hiệu 
của HĐKT" đến đây có thể làm sai lạc ý nghĩa của từ nghĩ ban đầu. 
1.4. Trong văn bản HĐKT không được dùng chữ thừa vô ích, không 
tùy tiện dùng chữ "v.v..." hoặc dấu "?" và dấu "..." 
Xuất phát từ yêu cầu bắt buộc trong bản thân nội dung HĐKT phải chính 
xác, chặt chẽ, cụ thể như mọi văn bản pháp qui khác, không thể chấp nhận và 
dung nạp chữ thừa vô ích làm mất đi tính nghiêm túc của sự thỏa thuận phục vụ 
sản xuất kinh doanh do pháp luật nhà nước điều chỉnh, đó là chưa kể đến khả 
năng chữ thừa còn có thể chứa đựng ý sai làm lạc đi mục tiêu của sự thỏa thuận 
trong nội dung hợp đồng. 
Ví dụ: "Bên A có thể sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng 
qui cách đã thỏa thuận trên." Trong trường hợp này bên B vẫn còn hy vọng một 
khả năng bên A chấp nhận hàng sai quy cách mà bên A thực tế không có ý đó, 
nhưng do người lập viết thừa dẫn tới sai lạc ý chí trong thỏa thuận của HĐKT. 
Việc dùng loại chữ "v.v. . ." hoặc dấu ". . ." là nhằm liệt kê hàng loạt tạo 
điều kiện cho người đọc hiểu một cách trừu tượng rằng còn rất nhiều nội dung 
tương tự không cần thiết phải viết ra hết hoặc không có khả năng liệt kê toàn bộ 
ra hết, điều này trong văn phạm pháp lý và hợp đồng không thể chấp nhận vì nó 
cũng trái với nguyên tắc chính xác, cụ thể của văn bản HĐKT và có thể bị lợi 
dụng làm sai đi những nội dung thỏa thuận của hợp đồng, chưa đưa ra bàn bạc, 
thỏa thuận trước các bên hợp đồng thì không cho phép thúc hiện nó vì nó chưa 
được đủ hai bên xem xét quyết định. Thực tế trong văn phạm của các loại văn 
bản pháp qui và hợp đồng hầu như không sử dụng chữ "v.v..." hoặc "..." . ' 
2- Yêu cầu về văn phạm trong soạn thảo hợp đồng kinh tế 
2.1. Văn phạm trong hợp đồng kinh tế phải nghiêm túc, dứt khoát 
Tính nghiêm túc, dứt khoát của hành văn trong các văn bản HĐKT thể 
hiện ở tính mục đích được ghi nhận một cách trung thực, trong hoàn cảnh các 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
12
bên bàn luận để tiến hành làm ăn kinh tế rất nghiêm túc, đi tới những nội dung 
thỏa thuận rất thiết thực, kết quả của nó là các lợi ích kinh tế, hậu quả của nó là 
sự thua lỗ, phá sản, thậm chí bản thân người ký kết và chỉ đạo thực hiện phải 
gánh chịu sự trừng phạt bằng đủ loại hình thức cưỡng chế, từ cảnh cáo, cách 
chức đến giam cầm, tù tội kèm theo cả sự đền bồi tài sản cho chủ sở hữu giao 
cho họ quản lý. Tóm lại HĐKT thực chất là những phương án làm ăn có hai bên 
kiểm tra, chi phối lẫn nhau, trong nội dung đó tất nhiên không thể chấp nhận sự 
mô tả dông dài, thiếu nghiêm túc, thiếu chặt chẽ và dứt khoát. 
 2.2. Văn phạm trong hợp đồng kinh tế phải rõ ràng, ngắn gọn và đầy 
đủ ý 
a) Việc sử dụng từ ngữ chính xác, cụ thể sẽ dẫn tới những hành văn rõ 
ràng, ngắn gọn, đòi hỏi việc sử dụng các dấu chấm (.), dấu phẩy (,) phải chính 
xác, thể hiện được rõ ý, không được phép biện luận dài dòng, làm sai lạc nội 
dung thỏa thuận nghiêm túc của các bên, hoặc làm loãng đi vấn đề cốt yếu cần 
quan tâm trong các điều khoản của HĐKT. 
b) Đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng nhưng phải chứa đựng đầy đủ các 
thông tin cần thiết về những nội dung mà hai bên cần thỏa thuận trong hợp đồng; 
ngắn gọn dẫn tới phản ảnh thiếu ý, thiếu nội dung là biểu hiện của sự tắc trách, 
chú trọng mặt hình thức mà bỏ mặt nội dung, tức là bỏ vấn đề cốt yếu của 
HĐKT. Cách lập HĐKT như vậy bị coi là khiếm khuyết lớn, không thể chấp 
nhận được. 
Chương II 
hợp đồng trong hoạt động xây dựng 
I. Nhận thức chung về công tác đầu tư và xây dựng 
1. Vai trò của ngành xây dựng cơ bản 
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có vị trí hết sức quan 
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ công tác xây dựng cơ bản là nhằm 
tăng tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân với tốc độ nhanh, vừa tái sản xuất 
giản đơn, vừa tái sản xuất mở rộng các loại tài sản cố định của các ngành thuộc 
lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất, bằng cách xây dựng mới, 
xây dựng mở rộng, xây dựng khôi phục và sửa chữa tài sản cố định. 
Xây dựng cơ bản là ngành có liên quan hầu hết các ngành kinh tế văn hóa, 
xã hội trong nền lĩnh tế quốc dân mà đặc biệt đối với các ngành sản xuất công 
nghiệp, nông nghiệp, vận tải, các ngành khoa học - kỹ thuật v.v  Xây dựng cơ 
bản còn liên quan đến việc xây dựng và củng cố quốc phòng. 
Bài giảng gửi đăng www.ketcau.com 
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng -5/2005 
13
Thực hiện công tác đầu tư và xây dựng phải tuân thủ nghiêm túc những 
qui định về trình tự công tác đầu tư và xây dựng được thể chế hóa bằng các văn 
bản pháp qui của Nhà nước. 
Sản phẩm đầu tư và xây dựng là những công trình xây dựng thường mang 
tính đơn chiếc, đa dạng, giá trị sản phẩm lớn, phải sản xuất trong một thời gian 
dài, nhưng thời gian sử dụng cũng rất lâu dài. Sản phẩm xây dựng rất khó sửa 
chữa khuyết tật, nếu bị hư hỏng sẽ gây tốn kém rất lớn về tiền của và công sức. 
2 . Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình 
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu 
sau đây: 
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển 
ngành và quy hoạch xây dựng; 
b) Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp; 
c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an 
toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường; 
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 
2. Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án, 
chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để 
trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. 
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm sự cần 
thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộ 
về công nghệ, xác định sơ bộ tổng mức

File đính kèm:

  • pdfhop_dong_trong_hoat_dong_xay_dung.pdf
Hợp đồng liên quan