Tài liệu Hợp đồng xây dựng

pdf101 trang | Chia sẻ: tienhuytran22 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Hợp đồng xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 
HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC 
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 
QUY ĐỊNH CHUNG 
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh 
thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng, gồm: Nội dung doanh thu và chi phí của hợp đồng xây 
dựng; ghi nhận doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài 
chính. 
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hợp đồng xây dựng và lập báo cáo tài chính của các nhà thầu. 
03. Các thuận ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: 
Hợp đồng xây dựng: Là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên 
quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng 
cơ bản của chúng. 
Hợp đồng xây dựng với giá cố định: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu chấp thuận một mức giá cố 
định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Trong một số 
trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp 
đồng. 
Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu được hoàn lại các chi 
phí thực tế được phép thanh toán, cộng (+) thêm một khoản được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên những 
chi phí này hoặc được tính thêm một khoản phí cố định. 
04. Hợp đồng xây dựng có thể được thoả thuận để xây dựng một tài sản đơn lẻ, như: Một chiếc cầu, một toà 
nhà, một đường ống dẫn dầu, một con đường hoặc xây dựng tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay 
phụ thuộc lẫn nhau về thiết kế, công nghệ, chức năng hay mục đích sử dụng cơ bản của chúng, như: Một 
nhà máy lọc dầu, tổ hợp nhà máy dệt, may. 
05. Trong chuẩn mực này, hợp đồng xây dựng còn bao gồm: 
(a) Hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tài sản, như: Hợp đồng tư vấn, thiết kế, khảo 
sát; Hợp đồng dịch vụ quản lý dự án và kiến trúc; 
(b) Hợp đồng phục chế hay phá huỷ các tài sản và khôi phục môi trường sau khi phá huỷ các tài sản. 
06. Hợp đồng xây dựng quy định trong chuẩn mực này được phân loại thành hợp đồng xây dựng với giá cố 
định và hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm. Một số hợp đồng xây dựng có đặc điểm của cả hợp đồng 
với giá cố định và hợp đồng với chi phí phụ thêm. Ví dụ hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm nhưng 
có thoả thuận mức giá tối đa. Trường hợp này, nhà thầu cần phải xem xét tất cả các điều kiện quy định 
trong đoạn 23 và 24 để ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng. 
KẾT HỢP VÀ PHÂN CHIA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 
07. Các yêu cầu của chuẩn mực này thường áp dụng riêng rẽ cho từng hợp đồng xây dựng. Trong một số 
trường hợp, chuẩn mực này được áp dụng cho những phần riêng biệt có thể nhận biết được của một hợp 
đồng riêng rẽ hoặc một nhóm các hợp đồng để phản ánh bản chất của hợp đồng hay nhóm các hợp đồng 
xây dựng. 
08. Một hợp đồng xây dựng liên quan đến xây dựng một số tài sản thì việc xây dựng mới tài sản sẽ được 
coi như một hợp đồng xây dựng riêng rẽ khi thoả mãn đồng thời ba (3) điều kiện sau: 
(a) Có thiết kế, dự toán được xác định riêng rẽ cho từng tài sản và mỗi tài sản có thể hoạt động độc lập; 
(b) Mỗi tài sản có thể được đàm phán riêng với từng nhà thầu và khách hàng có thể chấp thuận hoặc từ chối 
phần hợp đồng liên quan đến từng tài sản; 
(c) Có thể xác định được chi phí và doanh thu của từng tài sản. 
09. Một nhóm các hợp đồng ký với một khách hàng hay với một số khách hàng, sẽ được coi là một hợp 
đồng xây dựng khi thoả mãn đồng thời ba (3) điều kiện sau: 
(a) Các hợp đồng này được đàm phán như là một hợp đồng trọn gói; 
(b) Các hợp đồng có mối liên hệ rất mật thiết với nhau đến mức trên thực tế chúng là nhiều bộ phận của 
một số dự án có mức lãi gộp ước tính tương đương; 
(c) Các hợp đồng được thực hiện đồng thời hoặc theo một quá trình liên tục. 
10. Một hợp đồng có thể bao gồm việc xây dựng thêm một tài sản theo yêu cầu của khách hàng hoặc hợp 
đồng có thể sửa đổi để bao gồm việc xây dựng thêm một tài sản đó. Việc xây dựng thêm một tài sản chỉ 
được coi là hợp đồng xây dựng riêng rẽ khi: 
(a) Tài sản này có sự khác biệt lớn và độc lập so với các tài sản nêu trong hợp đồng ban đầu về thiết kế, 
công nghệ và chức năng; hoặc 
(b) Giá của hợp đồng xây dựng tài sản này được thoả thuận không liên quan đến giá cả của hợp đồng ban 
đầu. 
NỘI DUNG CHUẨN MỰC 
DOANH THU CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 
11. Doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm: 
(a) Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng; và 
(b) Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu 
các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định được một cách đáng tin cậy. 
12. Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu 
được. Việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắn chắn vì chúng 
tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện 
đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể 
tăng hay giảm ở từng thời kỳ. Ví dụ: 
(a) Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm 
doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng được chấp thuận ban đầu. 
(b) Doanh thu đã được thoả thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả tăng lên; 
(c) Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo 
chất lượng xây dựng theo thoả thuận trong hợp đồng; 
(d) Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh 
thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm. 
13. Sự thay đổi theo yêu cầu của khách hàng về phạm vi công việc được thực hiện theo hợp đồng. Ví dụ: 
Sự thay đổi yêu cầu kỹ thuật hay thiết kế của tài sản và thay đổi khác trong quá trình thực hiện hợp đồng. 
Sự thay đổi này chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng khi: 
(a) Có khả năng chắn chắn khách hàng sẽ chấp thuận các thay đổi và doanh thu phát sinh từ các thay đổi 
đó; và 
(b) Doanh thu có thể xác định được một cách tin cậy. 
14. Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu họ thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức 
yêu cầu. Ví dụ, trong hợp đồng có dự kiến trả cho nhà thầu khoản tiền thưởng vì hoàn thành sớm hợp 
đồng. Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng khi: 
(a) Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã ghi trong hợp đồng; và 
(b) Khoản tiền thưởng có thể xác định được một cách đáng tin cậy. 
15. Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các 
chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng. Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các 
chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng. Việc xác 
định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh toán trên còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn 
và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều cuộc đàm phán. Do đó, các khoản thanh toán khác chỉ được 
tính vào doanh thu của hợp đồng khi: 
(a) Các thoả thuận đã được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường; 
(b) Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và được xác định một cách đáng tin cậy. 
CHI PHÍ CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 
16. Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: 
(a) Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng; 
(b) Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể; 
(c) Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo điều khoản của hợp đồng. 
17. Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm: 
(a) Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trình; 
(b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị công trình; 
(c) Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng; 
(d) Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu đến và đi khỏi công 
trình; 
(đ) Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng; 
(e) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng; 
(g) Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình; 
(h) Các chi phí liên quan trực tiếp khác. 
Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợp đồng sẽ được giảm khi có các khoản thu nhập khẩu không bao gồm 
trong doanh thu của hợp đồng. Ví dụ: các khoản thu từ việc bán nguyên liệu, vật liệu thừa, thu thanh 
lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng. 
18. Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thể phân bổ cho từng hợp 
đồng, bao gồm: 
(a) Chi phí bảo hiểm; 
(b) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể; 
(c) Chi phí quản lý chung trong xây dựng. 
Các chi phí trên được phân bổ theo các phương pháp thích hợp một cách có hệ thống theo tỷ lệ hợp lý và 
được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi phí có các đặc điểm tương tự. Việc phân bổ cần dựa trên 
mức thông thường của hoạt động xây dựng. (Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và 
có thể phân bổ cho từng hợp đồng cũng bao gồm chi phí đi vay nếu thoả mãn các điều kiện chi phí đi vay 
được vốn hoá theo quy định trong Chuẩn mực “Chi phí đi vay”) 
19. Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng như chi phí giải phóng 
mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lại cho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng. 
20. Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổ cho hợp đồng xây dựng 
thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng. Các chi phí này bao gồm: 
(a) Chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai mà hợp đồng không quy định 
khách hàng phải trả cho nhà thầu. 
(b) Chi phí bán hàng; 
(c) Khấu hao máy móc, thiết bị và TSCĐ khác không sử dụng cho hợp đồng xây dựng. 
21. Chi phí của hợp đồng bao gồm chi phí liên quan đến hợp đồng trong suốt giai đoạn kể từ khi ký hợp 
đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng. Các chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng phát sinh trong quá trình 
đàm phán hợp đồng cũng được coi là một phần chi phí của hợp đồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có 
thể ước tính một cách đáng tin cậy và có nhiều khả năng là hợp đồng sẽ được ký kết. Nếu chi phí phát sinh 
trong quá trình đàm phán hợp đồng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi chúng 
phát sinh thì chúng không còn được coi là chi phí của hợp đồng xây dựng khi hợp đồng được ký kết vào 
thời kỳ tiếp sau. 
GHI NHẬN DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA HỢP ĐỒNG 
22. Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng ghi nhận theo 2 trường hợp sau: 
(a) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả 
thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến 
hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập 
báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số 
tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu. 
(b) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, 
khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác 
nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã 
hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập. 
23. Đối với hợp đồng xây dựng với giá cố định, kết quả của hợp đồng được ước tính một cách đáng tin cậy 
khi đồng thời thỏa mãn bốn (4) điều kiện sau: 
(a) Tổng doanh thu của hợp đồng tính toán được một cách đáng tin cậy; 
(b) Doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng; 
(c) Chi phí để hoàn thành hợp đồng và phân công việc đã hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo tài chính 
được tính toán một cách đáng tin cậy; 
(d) Các khoản chi phí liên quan đến hợp đồng có thể xác định rõ ràng và tính toán được một cách đáng tin 
cậy để tổng chi phí thực tế của hợp đồng có thể so sánh được với tổng dự toán. 
24. Đối với hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm, kết quả của hợp đồng được ước tính một cách đáng 
tin cậy khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau: 
(a) Doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng; 
(b) Các khoản chi phí liên quan đến hợp đồng có thể xác định được rõ ràng và tính toán một cách đáng tin 
cậy không kể có được hoàn trả hay không. 
25. Doanh thu và chi phí được ghi nhận theo phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng được gọi là 
phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được xác định phù hợp với 
chi phí đã phát sinh của khối lượng công việc đã hoàn thành thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh. 
26. Theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành, doanh thu và chi phí của hợp đồng được ghi nhận 
trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu và chi phí của phần công việc đã hoàn thành trong 
kỳ báo cáo. 
27. Một nhà thầu có thể phải bỏ ra những chi phí liên quan tới việc hình thành hợp đồng. Những chi phí này 
được ghi nhận là các khoản ứng trước nếu chúng có thể được hoàn trả. Những chi phí này thể hiện 
một lượng tiền mà khách hàng phải trả và được phân loại như là công trình xây dựng dở dang. 
28. Kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ có thể xác định được một cách đáng tin cậy khi doanh nghiệp 
có thể thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng. Trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng không thu được một 
khoản nào đó đã được tính trong doanh thu của hợp đồng và đã được ghi trong báo cáo kết quả kinh doanh 
thì những khoản không có khả năng thu được đó phải được ghi nhận vào chi phí. 
29. Doanh nghiệp chỉ có thể lập các ước tính về doanh thu hợp đồng xây dựng một cách đáng tin cậy khi đã 
thoả thuận trong hợp đồng các điều khoản sau: 
(a) Trách nhiệm pháp lý của mỗi bên đối với tài sản được xây dựng; 
(b) Các điều kiện để thay đổi giá trị hợp đồng; 
(c) Phương thức và thời hạn thanh toán. 
Doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét và khi cần thiết phải điều chỉnh lại các dự toán về doanh thu và 
chi phí của hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng. 
30. Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng 
nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công 
việc đã hoàn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một 
trong ba (3) phương pháp sau để xác định phần công việc hoàn thành: 
(a) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với 
tổng chi phí dự toán của hợp đồng; 
(b) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành; hoặc 
(c) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn 
thành của hợp đồng. 
Việc thanh toán theo tiến độ và những khoản ứng trước nhận được từ khách hàng thường không phản ánh 
phần công việc đã hoàn thành. 
31. Khi phần công việc đã hoàn thành được xác định bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã 
phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng, 
thì những chi phí liên quan tới phần công việc đã hoàn thành sẽ được tính vào chi phí cho tới thời điểm đó. 
Những chi phí không được tính vào phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng có thể là: 
(a) Chi phí của hợp đồng xây dựng liên quan tới các hoạt động trong tương lai của hợp đồng như: Chi phí 
nguyên vật liệu đã được chuyển tới địa điểm xây dựng hoặc đã dành ra cho việc sử dụng trong hợp đồng 
nhưng chưa được lắp đặt, chưa sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp những nguyên 
vật liệu đó được chế tạo đặc biệt cho hợp đồng; 
(b) Các khoản tạm ứng cho nhà thầu phụ trước khi công việc của hợp đồng phụ được hoàn thành. 
32. Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng không thể ước tính được một cách đáng tin cậy, thì: 
(a) Doanh thu chỉ được ghi nhận tương đương với chi phí của hợp đồng đã phát sinh mà việc được hoàn trả 
là tương đối chắc chắn; 
(b) Chi phí của hợp đồng chỉ được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi các chi phí này đã phát sinh. 
33. Trong giai đoạn đầu của hợp đồng xây dựng thường xảy ra trường hợp kết quả thực hiện hợp đồng 
không thể ước tính được một cách đáng tin cậy. Trường hợp doanh nghiệp có thể thu hồi được những 
khoản chi phí của hợp đồng đã bỏ ra thì doanh thu của hợp đồng được ghi nhận chỉ tới mức các chi phí đã 
bỏ ra có khả năng thu hồi. Khi kết quả thực hiện hợp đồng không thể ước tính được một cách đáng tin cậy 
thì không một khoản lợi nhuận nào được ghi nhận, kể cả khi tổng chi phí thực hiện hợp đồng có thể vượt 
quá tổng doanh thu của hợp đồng. 
34. Các chi phí liên quan đến hợp đồng không thể thu hồi được phải ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ đối 
với các trường hợp: 
(a) Không đủ điều kiện về mặt pháp lý để tiếp tục thực hiện hợp đồng; 
(b) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng còn tuỳ thuộc vào kết quả xử lý các đơn kiện hoặc ý kiến của cơ quan 
có thẩm quyền; 
(c) Hợp đồng có liên quan tới tài sản có khả năng bị trưng thu hoặc tịch thu; 
(d) Hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của mình; 
(đ) Hợp đồng mà nhà thầu không thể hoàn thành hoặc không thể thực thi theo nghĩa vụ quy định trong hợp 
đồng. 
35. Khi loại bỏ được yếu tố không chắn chắn liên quan đến việc ước tính một cách đáng tin cậy kết quả 
thực hiện hợp đồng thì doanh thu và chi phí có liên quan tới hợp đồng xây dựng sẽ được ghi nhận tương 
ứng với phần công việc đã hoàn thành. 
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CÁC ƯỚC TÍNH 
36. Phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành được tính trên cơ sở luỹ kế từ khi khởi công đến cuối mỗi 
kỳ kế toán đối với các ước tính về doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng. Ảnh hưởng của mỗi thay 
đổi trong việc ước tính doanh thu hoặc chi phí của hợp đồng, hoặc ảnh hưởng đến mỗi thay đổi trong ước 
tính kết quả thực hiện hợp đồng được hạch toán như một thay đổi ước tính kế toán. Những ước tính đã thay 
đổi được sử dụng trong việc xác định doanh thu và chi phí được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh 
trong kỳ xảy ra sự thay đổi đó hoặc trong các kỳ tiếp theo. 
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
37. Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính: 
(a) Phương pháp xác định doanh thu ghi nhận trong kỳ và phương pháp xác định phần công việc đã hoàn 
thành của hợp đồng xây dựng; 
(b) Doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận trong kỳ báo cáo; 
(c) Tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng được ghi nhận cho tới thời điểm báo cáo; 
(d) Số tiền còn phải trả cho khách hàng; 
(đ) Số tiền còn phải thu của khách hàng; 
Đối với nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng xây dựng (trường hợp quy 
định tại đoạn 22a) phải báo cáo thêm các chỉ tiêu: 
(e) Phải thu theo tiến độ kế hoạch; 
(g) Phải trả theo tiến độ kế hoạch. 
38. Số tiền còn phải trả cho khách hàng là khoản tiền nhà thầu nhận được trước khi công việc tương ứng 
của hợp đồng được thực hiện. 
39. Số tiền còn phải thu của khách hàng là khoản tiền đã ghi trong hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch 
hoặc hoá đơn thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện nhưng chưa được trả cho đến khi đáp ứng đầy đủ 
các điều kiện chi trả theo quy định trong hợp đồng, hoặc cho đến khi những sai sót đã được sửa chữa. 
40. Phải thu theo tiến độ kế hoạch là số tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng 
đã được ghi nhận cho tới thời điểm báo cáo, lớn hơn khoản tiền luỹ kế ghi trên hoá đơn thanh toán 
theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng. 
Chỉ tiêu này áp dụng đối với các hợp đồng xây dựng đang thực hiện mà các khoản doanh thu luỹ kế đã 
được ghi nhận lớn hơn các khoản tiền luỹ kế ghi trên hoá đơn thanh toán theo tiến độ tới thời điểm báo 
cáo. 
41. Phải trả theo tiến độ kế hoạch là số tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng 
đã được ghi nhận cho tới thời điểm báo cáo, nhỏ hơn khoản tiền luỹ kế ghi trên hoá đơn thanh toán 
theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng. 
Chỉ tiêu này áp dụng đối với các hợp đồng xây dựng đang thực hiện mà các khoản tiền luỹ kế ghi trên các 
hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch vượt quá các khoản doanh thu luỹ kế đã được ghi nhận tới thời 
điểm báo cáo. 
Chuẩn mực số 16 
CHI PHÍ ĐI VAY 
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC 
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 
QUY ĐỊNH CHUNG 
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với 
chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí 
đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm 
cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán chi phí đi vay 
03. Các thuận ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: 
Chi phí đi vay: Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của 
doanh nghiệp. 
Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất 
cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc 
để bán. 
04. Chi phí đi vay bao gồm: 
(a) Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi; 
(b) Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành 
trái phiếu; 
(c) Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay; 
(d) Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính. 
05. Ví dụ: Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn 
thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất 
của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài trên 12 tháng. 
NỘI DUNG CHUẨN MỰC 
Ghi nhận chi phí đi vay 
06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn 
hoá theo quy định tại đoạn 07. 
07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào 
giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này. 
08. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào 
giá trị của tài sản đó. Các chi phí vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh 
tế trong ương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy. 
Xác định chi phí đi vay được vốn hoá 
09. Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài 
sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí 
đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm 
thời của các khoản vay này. 
10. Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay riêng biệt trong khi 
chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ vào chi phí đi vay phát 
sinh khi vốn hoá. 
11. Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng 
hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được 
xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng 
hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay 
chưa trả trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có một tài 
sản dở dang. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh 
trong kỳ đó. 
12. Nếu có phát sinh chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu thì phải điều chỉnh lại lãi tiền vay 
bằng cách phân bổ giá trị khoản chiết khấu hoặc phụ trội và điều chỉnh tỷ lệ vốn hoá một cách phù hợp. 
Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương 
pháp đường thẳng. Các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong 
từng kỳ không được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ 
đó. 
Thời điểm bắt đầu vốn hoá 
13. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện 
sau: 
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dan

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_hop_dong_xay_dung.pdf
Hợp đồng liên quan