Mẫu hợp đồng tín dụng ngắn hạn đồng Việt Nam

doc5 trang | Chia sẻ: congthanh | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu hợp đồng tín dụng ngắn hạn đồng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
˜ ™ 
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỒNG VIỆT NAM
Số: 
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10 do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997; Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 24/2004/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 15/06/2004 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế Cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với Khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc;
Căn cứ Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 20/2000/QĐ - TDĐT ngày 26/05/2000; Quy chế cho vay sửa đổi bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số 15A/2002/VFC ngày 01/02/2002 và Quyết định số 51A/2003/VFC ngày 28/5/2003 của Công ty Tài chính CNTT đối với khách hàng
Căn cứ Giấy đề nghị vay vốn ngày 22 tháng 05 năm 2007 của Công ty ….
Hôm nay, ngày 24 tháng 05 năm 2007, tại Công ty….., chúng tôi gồm có:
Bên cho vay	: 
(Sau đây gọi là Công ty….)
Địa chỉ	: 
Điện thoại	:	 Fax: 
Người đại diện 	:	 Chức vụ: 
Bên vay	: (Sau đây gọi là Bên vay) 
Giấy phộp kinh doanh: 
Địa chỉ: 	: P501 
Điện thoại 	:	Fax: 
Người đại diện: 	:	Chức vụ: 
Hai bên thoả thuận ký kết Hợp đồng tín dụng theo các điều khoản sau:
Điều 1: Số tiền cho vay - Mục đích sử dụng - phương thức giải ngân
Công ty Tài chính đồng ý cho Bên vay được vay số tiền (Bằng chữ: ).
Mục đích cho vay:….
1.3. 	Phương thức giải ngân: 
Tiền vay có thể được rút một lần hoặc nhiều lần kể từ ngày ký kết Hợp đồng tín dụng. Mỗi lần rút vốn Bên vay ký Khế ước nhận nợ (theo mẫu của Công ty Tài chính), kèm theo các chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với Khoản 1.2 - Điều 1. Tổng số tiền thực vay (sau đây gọi là nợ gốc) là tổng số tiền được ghi trên tất cả các khế ước nhận nợ và không vượt quá số tiền vay ghi tại Khoản 1.1 - Điều 1.
Phương thức giải ngân: chuyển khoản. 
Điều 2: Thời hạn cho vay - Lãi suất cho vay - lãi suất nợ quá hạn
Thời hạn cho vay : Kể từ ngày giải ngân đầu tiên đến 21/12/2007.
Lãi suất cho vay : 1%/tháng.
Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 150% lãi suất quy định tại Khoản 2.2- Điều 2 tại thời điểm chuyển nợ quá hạn và được tính từ ngày chuyển nợ quá hạn.
Điều 3: trả nợ gốc và lãi
Trả nợ gốc: nợ gốc được trả một lần hoặc nhiều lần nhưng không được chậm hơn thời hạn cho vay qui định tại Khoản 2.1-Điều 2 .
Trả lãi vay: Lãi được tính bắt đầu từ ngày Bên vay nhận nợ với Công ty Tài chính, tiền lãi được trả hàng tháng từ ngày 20 và chậm nhất là sau 05 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng đó. 
Trường hợp đến hạn trả lãi cuối cùng nói trên mà khách hàng không trả và không có văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi và/hoặc không được Công ty tài chính chấp thuận gia hạn, thì Công ty tài chính sẽ chuyển toàn bộ dư nợ gốc thực tế còn lại của Hợp đồng tín dụng này sang nợ quá hạn.
Số tiền lãi vay hàng tháng phải trả được tính theo công thức như sau: 
	Số tiền lãi phải trả=Dư nợ tính lãi x Lãi suất cho vay (tháng) x Số ngày vay thực tế : 30
* Số ngày vay thực tế sẽ được tính từ ngày Bên vay nhận nợ với Công ty Tài chính.
Phí chuyển tiền:
- Bên vay phải chịu phí chuyển tiền vay từ tài khoản của Công ty tài chính đến tài khoản của người thụ hưởng.
Nợ gốc và lãi tiền vay được trả bằng đồng Việt nam. Nếu không có quy định nào khác, Công ty Tài chính thu lãi trước, thu nợ gốc sau.
Khi kết thúc thời hạn vay, nếu Bên vay không có khả năng trả hết nợ do nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị gia hạn nợ (kèm theo các tài liệu có liên quan) thì Công ty Tài chính sẽ xem xét gia hạn nợ. Bên vay phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn nợ cho Công ty Tài chính trước 07 (bảy) ngày so với ngày đến hạn. Nếu Bên vay không có khả năng trả hết nợ và không được Công ty Tài chính gia hạn nợ thì toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của Hợp đồng này bị chuyển sang nợ quá hạn, Công ty tài chính sẽ áp dụng lãi suất nợ quá hạn (được quy định tại Khoản 2.3 - Điều 2) đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà Bên vay không trả nợ đúng hạn; đối với phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn thì vẫn áp dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và Công ty Tài chính áp dụng các biện pháp xử lý theo luật định để thu hồi nợ (bao gồm: nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn) và các chi phí khác có liên quan.
Trường hợp ngày phải trả nợ rơi vào ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ hoặc bất kỳ ngày nào mà Công ty Tài chính không làm việc thì ngày hôm sau sẽ là ngày đến hạn trả nợ và lãi vẫn được tính cho tới ngày thực trả.
Trong các trường hợp sau, Công ty Tài chính chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn tất cả các khoản nợ vay chưa thanh toán của Bên vay:
- Bên vay vi phạm Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước;	
- Bên vay bị giải thể, ngừng hoạt động (không phải do phá sản), chia tách hoặc sát nhập với đơn vị mới.	
- Bên vay bị các vụ kiện đe doạ đến phần lớn tài sản;	
- Người điều hành của Bên vay bị khởi tố trách nhiệm hình sự;	
- Công ty Tài chính phát hiện Bên vay cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm Hợp đồng tín dụng;	
Sau 30 (Ba mươi) ngày kể từ ngày Công ty Tài chính thông báo thu hồi nợ trước hạn mà Bên vay vẫn không thanh toán đủ nợ vay (gốc và lãi), toàn bộ dư nợ gốc chưa thành toán bị chuyển sang nợ quá hạn và Công ty Tài chính áp dụng các biện pháp xử lý theo luật định để thu hồi nợ (bao gồm: nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn) và các chi phí khác có liên quan. Trường hợp Bên vay bị phá sản thì các khoản nợ được xử lý theo Luật phá sản doanh nghiệp.
Điều 4: tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo nợ vay
	Bảo đảm nợ vay: 
Điều kiện đảm bảo bổ sung: 
Trường hợp Công ty Tài chính phát hiện thấy Bên vay sử dụng vốn vay không đúng với mục đích như đã nói ở trên thì Công ty Tài chính có quyền yêu cầu Bên vay thực hiện việc thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật hoặc thu hồi nợ trước hạn.
Điều 5: quyền và nghĩa vụ của công ty tài chính
5.1.	Công ty tài chính có quyền:
Yêu cầu Bên vay cung cấp các tài liệu liên quan đến việc vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính (nếu có);
Từ chối những đề nghị rút vốn không hợp lệ và/hoặc Công ty Tài chính nhận thấy không phù hợp;
Trong trường hợp Bên vay thông qua Công ty Tài chính mở thư tín dụng thì Công ty Tài chính có quyền căn cứ vào đề nghị của Ngân hàng mở thư tín dụng phù hợp với đơn xin mở thư tín dụng để giải ngân (các) khoản vay. Bên vay phải nhân nợ bắt buộc đối với Công ty Tài chính đối với các khoản Công ty Tài chính đã giải ngân. 
Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay;
Khi khoản vay đến hạn mà Bên vay không chủ động trả nợ thì Công ty Tài chính có quyền gửi văn bản đề nghị Tổ chức tín dụng nơi Bên vay mở tài khoản tiền gửi để thu nợ. Bên vay đồng ý tại Hợp đồng này rằng Tổ chức tín dụng nơi Bên vay có tài khoản tiền gửi được quyền trích tiền từ tài khoản tiền gửi của Bên vay để thanh toán cho Công ty Tài chính ngay khi nhận được văn bản đề nghị của Công ty Tài chính, Công ty Tài chính không phải chứng minh về đề nghị của mình, Bên vay từ bỏ tất cả các quyền khiếu nại liên quan đến việc trích tài khoản tiền gửi thanh toán trong trường hợp này.
Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn như đã nêu tại Khoản 3.7 - Điều 3;
Xử lý tài sản đảm bảo theo các phương thức đã thoả thuận theo (các) Hợp đồng thế chấp (cầm cố) tài sản để thu hồi nợ;
Khởi kiện khách hàng vi phạm Hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
Được hưởng toàn bộ phần bảo hiểm của tài sản hình thành từ vốn vay mà Bên vay vay tại Công ty Tài chính. 
5.2.	Công ty Tài chính có nghĩa vụ:
Thực hiện đúng thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng
Lưu trữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 6: QUyền và nghĩa vụ của bên vay
6.1. Bên vay có quyền:
Từ chối các yêu cầu của Công ty Tài chính không đúng với các thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật.
6.2. Bên vay có nghĩa vụ:
Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
Tạo điều kiện khi Công ty Tài chính cần kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay.
Thông báo cho Công ty Tài chính bằng văn bản về các thay đổi sau của Bên vay:
 	 Thông báo trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi phát sinh các thay đổi sau:
+ Điều lệ và vốn điều lệ;
+ Nhân sự chủ chốt như thành viên HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng, Kế toán (trong trường hợp không có Kế toán trưởng);
+ Tên gọi, địa chỉ làm việc, số điện thoại, số fax;
+ Những vấn đề ảnh hưởng đến tài sản đảm bảo tiền vay;
+ Các vụ kiện mà Bên vay là bị đơn, nguyên đơn hoặc là người có nghĩa vụ liên quan mà nội dung các vụ kiện đó liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của Bên vay và ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ của Bên vay theo Hợp đồng này;
 Thông báo ngay khi có chủ trương thực hiện các thay đổi sau:
+ Hình thức sở hữu, chia tách, sáp nhập, giải thể, cổ phần hoá, chuyển đổi;
+ Liên quan đến mục đích đầu tư của dự án sử dụng vốn vay;
Trong trường hợp Bên vay thay đổi đại diện pháp nhân thì người đại diện mới có trách nhiệm kế thừa toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của Bên vay qui định tại Hợp đồng này và Hợp đồng thế chấp (cầm cố, bảo lãnh), các giấy tờ khác mà các Bên đã ký kết để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo Hợp đồng này.
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Công ty Tài chính khi Công ty Tài chính thực hiện các quyền hạn của mình được ghi trong Hợp đồng này và các thoả thuận khác mà hai bên đã ký kết.
Không cản trở Công ty Tài chính trong trường hợp Công ty Tài chính thực hiện các biện pháp qui định tại Hợp đồng này và Hợp đồng thế chấp (cầm cố, bảo lãnh), các giấy tờ khác mà các Bên đã ký kết để đảm bảo thu hồi nợ.
Không được bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho, tặng, cầm cố, thế chấp hoặc dùng tài sản thế chấp, cầm cố để thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ dân sự nào khác mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Công ty Tài chính.
Thực hiện các nghĩa vụ với Bên thứ ba trong trường hợp Công ty Tài chính bán một phần hoặc toàn bộ khoản nợ của Bên vay cho Bên thứ ba phù hợp với các thoả thuận ký kết giữa Công ty Tài chính và Bên thứ ba. 
Điều 7: xử lý vi phạm
Các vi phạm Hợp đồng tín dụng của một trong hai bên sẽ được xử lý theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành.
Hai bên có quyền khiếu nại, khởi tố, yêu cầu xét xử khi có tranh chấp về việc thực hiện Hợp đồng tín dụng tại Toà án Kinh tế thành phố Hà Nội.
Điều 8: điều khoản thi hành
8.1.	Hợp đồng tín dụng này và các tài liệu kèm theo về tài sản đảm bảo, bảo lãnh, Khế ước nhận nợ, Giấy đề nghị gia hạn nợ...và các tài liệu giải thích bổ sung (nếu có) là bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng, các bên phải có nghĩa vụ chấp hành.
8.2.	Hợp đồng tín dụng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Bên vay trả hết nợ vay (nợ gốc, lãi) và các chi phí có liên quan cho Công ty Tài chính. Khi Bên vay trả hết nợ vay thì Hợp đồng tín dụng mặc nhiên được thanh lý.
8.3. 	Mọi thay đổi, bổ sung các điều khoản trong Hợp đồng tín dụng phải được các bên thoả thuận thống nhất bằng văn bản.
Hợp đồng tín dụng này được lập thành 04 (Bốn) bản có giá trị ngang nhau. Bên vay giữ 01 (Một) bản, Công ty Tài chính giữ 03 (Ba) bản để thực hiện.
bên vay
công ty tài chính CNTT
Giám đốc
Kế toán trưởng
Giám đốc
Trưởng phòng TD 1

File đính kèm:

  • dochop_dong_tin_dung_ngan_han_dong_viet_nam_3557.doc
Hợp đồng liên quan