Mẫu hợp đồng nhân công xây dựng chuẩn nhất

docx13 trang | Chia sẻ: hopdongchuan | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu hợp đồng nhân công xây dựng chuẩn nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
.., ngày . tháng  năm .
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Số:../HĐLĐ)
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Vệ sinh an toàn lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;
Hôm nay, ngày  tháng  năm  tại , chúng tôi gồm có:
1. BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (viết tắt là bên A)
Tên doanh nghiệp:
Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:
GCNĐKKD số:
Ngày cấp: ../../.. Nơi cấp: .
Địa chỉ trụ sở chính:
Người đại diện theo pháp luật:
Chức danh:.
Số điện thoại liên hệ:..Email:
Hoặc
Ông/ Bà:..Giới tính: 
Sinh ngày:..Dân tộc:..Quốc tịch:
CMND/CCCD số:..
Ngày cấp:Nơi cấp:..
Hộ khẩu thường trú:
Địa chỉ hiện tại:
Số điện thoại liên hệ:..Email:
2. BÊN LAO ĐỘNG (viết tắt là bên B)
Tên doanh nghiệp:
Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:
GCNĐKKD số:
Ngày cấp: ../../.. Nơi cấp: .
Địa chỉ trụ sở chính:
Người đại diện theo pháp luật:
Chức danh:.
Số điện thoại liên hệ:..Email:
Hoặc
Ông/ Bà:..Giới tính: 
Sinh ngày:..Dân tộc:..Quốc tịch:
CMND/CCCD số:..
Ngày cấp:Nơi cấp:..
Hộ khẩu thường trú:
Địa chỉ hiện tại:
Số điện thoại liên hệ:..Email:
Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN
1.1. Hai bên đồng ý ký kết hợp đồng lao động dựa trên các thoả thuận sau:
a) Loại HĐLĐ:  (HĐLĐ xác định thời hạn);
Bắt đầu từ ngày..đến ngày..(nếu là HĐLĐ xác định thời hạn);
b) Tên công trình: ..;
c) Quy mô công trình: ;
d) Tổng diện tích công trình: ;
đ) Địa điểm công trình: ;
e) Giá trị hợp đồng: ..;
g) Nội dung công việc: .. (xây móng, xây tường, đổ sàn,)
1.2. Những thoả thuận liên quan đến lương, thưởng, thời gian làm việc, sẽ được đề cập trong các Điều sau.
1.3. Bằng cách kí vào hợp đồng này, bên B đồng ý với tất cả điều khoản được nêu trong hợp đồng.
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
2.1. Trách nhiệm chung của các bên:
a) Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có.
b) Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng.
c) Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ phát sinh từ việc bên A thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này.
d) Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.
2.2. Trách nhiệm của bên A:
a) Cung cấp bản xây dựng, giấy tờ, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc cho bên B;
b) Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 3 hợp đồng này;
c) ..
2.3. Trách nhiệm của bên B:
a) Chuẩn bị nguyên, vật liệu và trang, thiết bị cần thiết để thực hiện công việc;
b) Chịu trách nhiệm về nguồn lực lao động;
c) Lập bảng tiến độ công trình;
d) Bàn giao công việc đúng thời hạn;
đ) Thi công theo thiết kế và các yêu cầu cụ thể của bên A; đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu. Nếu làm sai, làm hỏng, lãng phí phải làm lại không tính tiền công và phải bồi hoàn vật liệu;
e) Đảm bảo thi công an toàn tuyệt đối cho người và công trình. Nếu có tai nạn xảy ra, bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
g) Tự lo chỗ ăn, ở, sinh hoạt của công nhân, chấp hành các quy định về trật tự, an ninh, khai báo tạm trú;
h) Bảo hành công trình trong thời hạn quy định tại Điều 9 hợp đồng này.
ĐIỀU 3: AN TOÀN VỆ SINH, LAO ĐỘNG
3.1. Bên A có trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho bên B trong quá trình thực hiện công trình xây dựng, bao gồm:
a) Không gian thi công: Không gian thi công đạt tiêu chuẩn về độ thoáng, bụi, hơi, nóng, ẩm,Trường hợp công trình xây dựng tiềm ẩn hoá chất độc hại thì bên A phải cử người đo lường, kiểm định nồng độ hoá chất ở trong mức độ cho phép;
b) Máy móc, thiết bị thi công: Máy móc, thiết bị được sử dụng để thực hiện công việc phải được:
– Kiểm định trước khi sử dụng;
– Kiểm định sau khi sửa chữa, cải tải mà có khả năng làm ảnh hưởng đến cấu tạo, chức năng của máy móc, thiết bị;
– Kiểm định định kì: .lần/ tháng;
c) Hoá chất:
– Kho lưu trữ hoá chất được bố trí tách rời, đạt điều kiện về độ khô, độ ẩm, có bình cứu hoả;
– Các loại hoá chất được dán nhãn mác đầy đủ, phân loại theo mức độ nguy hiểm và đặt trong tủ có chất liệu chống ăn mòn và chống cháy nổ;
d) Hệ thống điện: Tuân thủ quy định tại tiểu mục 2.16 Mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BXD;
đ) Thiết bị, trang phục bảo hộ lao động:
– Thiết bị, trang phục bảo hộ lao động còn nguyên vẹn, không bị nứt, vỡ, rách, hở,;
– Thiết bị, trang phục bảo hộ lao động phải có tính chịu lực cao, đạt tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.;
e) Xung quanh công trình có các vật dụng che chắn;
g) Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng.
h) Phổ biến và huấn luyện kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động cho bên B, bao gồm:
– Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;
– Nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động;
– Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy móc, thiết bị;
– Kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động;
– Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc cho bên B về quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc được quy định từ điểm b) đến điểm e) khoản 1 Điều này.
3.2. Bên B có quyền được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm các trách nhiệm sau:
a) Chấp hành đúng các nội quy, chỉ dẫn, biển báo mà bên A hướng dẫn, đặt trên công trường;
 b) Sử dụng và bảo quản máy móc, thiết bị thi công, thiết bị, trang phục bảo hộ lao động đúng theo quy định của bên A;
c) Khi phát hiện các nguy cơ có thể gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc gây độc hại, nguy hiểm, cần báo cáo ngay với bên A;
d) Tiến hành sơ cứu, cấp cứu hoặc khắc phục hậu quả khi có tai nạn lao động xảy ra.
3.3. Ngoài ra, các quy định liên quan đến Điều này được thực hiện theo Luật Vệ sinh, an toàn lao động năm 2015.
ĐIỀU 4: NGUỒN LỰC NHÂN CÔNG
4.1. Bên B đảm bảo nguồn lực nhân công tham gia thực hiện công việc là người, trong đó có các vị trí sau:
a) ..nhà thầu xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị;
b) ..nhà thầu tư vấn;
c) ..thợ chính;
d) ..thợ phụ;
đ) 
4.2. Bên B sẽ chịu trách nhiệm về trình độ, tay nghề, kĩ năng của đội ngũ nhân công xây dựng trên.
ĐIỀU 5: THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
5.1. Thời gian làm việc: giờ/ ngày, từ thứ.đến thứ.hằng tuần.
Giờ vào làm:..
Giờ tan làm:..
5.2. Thời gian nghỉ ngơi:
a) Nghỉ trong giờ làm việc: Bên B có quyền nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục (nếu là làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục). Thời gian nghỉ ngơi sẽ được tính vào thời gian làm việc;
b) Nghỉ hằng tuần: Bên B được phép nghỉ 01 ngày trong tuần, 04 ngày 01 tháng, vào Chủ nhật hằng tuần. Trường hợp bên B làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần thì ngày nghỉ đó sẽ được chuyển sang tuần tiếp theo;
c) Nghỉ lễ, Tết: Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019.
d) Nghỉ việc riêng, không hưởng lương: Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019.
ĐIỀU 6: TIẾN ĐỘ THI CÔNG
6.1. Bảng theo dõi tiến độ thi công:
a) Bên B có trách nhiệm lập bảng theo dõi tiến độ thi công trước khi triển khai dự án, công trình  và gửi cho bên A vào ngày
b) Bảng theo dõi tiến độ thi công phải thể hiện các công việc cần làm, các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc, số lượng nhân công cho mỗi các công việc,.
6.2. Thời gian thi công, thời gian bàn giao:
a) Tổng thời gian thi công: Từ ngày .. đến ngày 
b) Thời gian bàn giao: Ngày..
c) Trường hợp vì rủi ro, bất khả kháng mà thời gian thi công, thời gian bàn giao bị kéo dài được quy định tại Điều 14 hợp đồng này.
ĐIỀU 7: QUY CHẾ THƯỞNG, PHẠT TIẾN ĐỘ THI CÔNG
7.1. Căn cứ xác định thưởng, phạt:
a) Đối với nhà thầu xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị:
– Hợp đồng xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị được ký kết giữa Ban quản lý dự án . và các nhà thầu.
– Kết luận của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước trong Biên bản nghiệm thu các công việc theo mốc tiến độ được duyệt.
– Hồ sơ hoàn công và Biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cơ sở.
 b) Đối với nhà thầu tư vấn:
– Hợp đồng công tác tư vấn được ký kết giữa Ban quản lý dự án  và các nhà thầu.
– Tiến độ bàn giao hồ sơ, bản vẽ thiết kế hoặc khối lượng công tác giám sát.
– Biên bản nghiệm thu công tác tư vấn.
c) Đối với các đơn vị và cá nhân khác: Kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.
d) Đối với thưởng đột xuất: Thành tích xuất xắc của các tập thể, cá nhân tiêu biểu giúp đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
7.2. Mức thưởng, phạt tiến độ
a) Mức thưởng: 
– Mức thưởng cho toàn bộ công trình được xác định tối đa bằng ..% giá trị công tác xây lắp (không tính phần giá trị vật tư, thiết bị nhập khẩu) của công trình;
– Mức thưởng cụ thể cho từng mốc tiến độ và cho từng đơn vị, cá nhân do bên A quyết định;
– Thời hạn thanh toán tiền thưởng được quy định tại điểm b) khoản 10.2 Điều 10 hợp đồng này.
b) Mức phạt: 
Mức phạt do không hoàn thành các mốc tiến độ đã xác định hoặc chậm hoàn thành tiến độ công tác tư vấn theo quy định trong hợp đồng được tính bằng .% giá trị phần công tác xây lắp hoặc công tác tư vấn bị chậm. Các đơn vị có liên quan đến việc không hoàn thành tiến độ phải tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, đồng thời phân chia tổng số tiền phạt cho tất cả các đơn vị đã gây ra việc chậm tiến độ.
ĐIỀU 8: NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
8.1. Từng hạng mục công trình phải được bên A nghiệm thu thì bên B mới được thi công tiếp.
8.2. Trước khi đưa vào sử dụng, bên A có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu toàn bộ công trình xây dựng. Công trình khi được nghiệm thu cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b) Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
c) Kết quả kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
8.3. Trường hợp công trình đã đạt các tiêu chuẩn nêu trên, hai bên cùng kí vào biên bản nghiệm thu và bên B bàn giao công trình hoàn thành cho bên A.
8.4. Trường hợp bên A phát hiện vấn đề trong quá trình nghiệm thu, bên B có nghĩa vụ khắc phục vấn đề, tình trạng đó theo quy định của khoản 9.4 Điều 9 hợp đồng này.
ĐIỀU 9: CÔNG TRÌNH
9.1. Bên B có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận của hai bên hợp đồng về thời hạn bảo hành, mức bảo đảm bảo hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.
9.2. Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận, nhưng phải ưu tiên áp dụng hình thức bảo lãnh;
9.3. Bên B chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được bên A xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
9.4. Bên B phải thực hiện việc bảo hành trong vòng .. ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên A; trong khoảng thời gian này, nếu bên B không tiến hành bảo hành thì bên A có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.
9.5. Bảo hành công trình trong thời hạn . tháng, kể từ ngày được bên A nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nếu thấm tường, nứt tường, thấm sàn, nứt sàn bê tông, thì bên B chịu trách nhiệm khắc phục, bên A không thanh toán số tiền bảo hành cho bên B.
ĐIỀU 10: TIỀN CÔNG, TIỀN THƯỞNG
10.1. Tiền công:
a) Căn cứ tính tiền công: Dựa theo tiến độ thi công.
– Giai đoạn 1: Xong phần xây thô và đổ mái được ứng .%/ tổng giá trị hợp đồng;
– Giai đoạn 2: Sau khi lát nền, sơn xong và bàn giao công trình, bên A được thanh toán không vượt quá ..% khối lượng công việc đã hoàn thành;
– Giai đoạn 3: Khi công trình chính thức đưa vào sử dụng, bên A được thanh toán số tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản đã thanh toán, tạm ứng và tiền bảo hành công trình.
b) Thời hạn thanh toán tiền công:
– Đợt 1: Từ ngày..đến ngày..;
– Đợt 2: Từ ngày..đến ngày..;
– Đợt 3: Từ ngày..đến ngày..;
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà bên A đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể thanh toán đúng hạn thì thời hạn thanh toán không chậm quá 30 ngày; nếu thanh toán chậm từ 15 ngày trở lên thì bên A phải đền bù cho bên B một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng bên A mở tài khoản công bố tại thời điểm thanh toán.
c) Hình thức thanh toán: (Tiền mặt/ Chuyển khoản)
Nếu là chuyển khoản: Bên A sẽ thanh toán qua số tài khoản .. mở tại ngân hàng  mà bên B cung cấp.
10.2. Tiền thưởng:
a) Căn cứ tính tiền thưởng: Khi hoàn thành công trình theo đúng hoặc vượt mốc tiến độ, có sáng kiến hay,. thì bên B được nhận tiền thưởng bằng .% giá trị hợp đồng;
b) Trường hợp công trình không hoàn thành theo đúng tiến độ được duyệt do các nguyên nhân khách quan hoặc bất khả kháng như: thiên tai, địch họa, lũ lụt,. thì bên B không bị phạt và không phải hoàn trả số tiền thưởng đã thanh toán theo các mốc tiến độ thực hiện trước đó.
b) Thời hạn thanh toán tiền thưởng: .ngày/ tuần sau khi có căn cứ tính tiền thưởng.
ĐIỀU 11: CÁC CHI PHÍ BẮT BUỘC KHÁC
11.1. Bảo hiểm xã hội: Nội dung về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
11.2. Thuế, lệ phí: Nội dung về thuế, lệ phí được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
12.1. Quyền của bên A:
a) Quản lý, điều hành bên B; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc; đánh giá kết quả công việc của bên B;
b) Quy định và áp dụng nội quy lao động, quy chế khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
c) Trực tiếp giám sát thi công về tiến độ (hoặc cử người giám giám sát), biện pháp kỹ thuật thi công về khối lượng và chất lượng, bàn giao nguyên liệu và xác nhận phần việc mới cho thi công tiếp;
d) Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động hoặc lãng phí vật tư.
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
12.2. Nghĩa vụ của bên A:
a) Cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, số lượng; cung cấp điện, nước đến công trình;
b) Cung cấp bản vẽ kỹ thuật công trình (nếu có bản vẽ) hoặc trình bày ý tưởng xây dựng để bên B thực hiện;
c) Thay mặt bên B (khi cần thiết) giải quyết các yêu cầu gấp rút trong quá trình thi công;
đ) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
g) Trả tiền công đúng thời hạn và phương thức cho bên B.
ĐIỀU 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
13.1. Quyền của bên B:
a) Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, số lượng; cung cấp điện, nước đến công trình;
c) Được cung cấp bản vẽ kỹ thuật công trình (nếu có bản vẽ) hoặc trình bày ý tưởng xây dựng để bên B thực hiện;
d) Được đóng các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động;
e) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
g) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
h) Được trả lương đúng thời hạn và phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.
13.2. Nghĩa vụ của bên B:
a) Thực hiện hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác quy định trong hợp đồng;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;
c) Tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của bên A;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
ĐIỀU 14: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG
14.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng. Các bên phải đánh giá các nguy cơ rủi ro, lập kế hoạch quản lý rủi ro, các phương án quản lý rủi ro của mình.
a) Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với nguyên, vật liệu được cung ứng kể từ thời điểm bên A bàn giao cho bên B, trừ trường hợp bên B chứng minh không phải lỗi của bên B;
b) Bên A phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình xây dựng công trình trên nếu bên B chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên A phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.
c) Trường hợp bên B thiếu hụt nhân công trong quá trình xây dựng công trình thì bên B có nghĩa vụ tìm người thay thế. Người thay thế này phải đạt các tiêu chuẩn về trình độ, kĩ thuật và chuyên môn công việc. Nếu bên B không tìm được người thay thế thì sẽ phải bồi thường cho bên A theo quy định tại khoản 20.3 Điều 20 hợp đồng này.
14.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, hạn hán, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền.
a) Bất khả kháng không bao gồm sự sơ suất hoặc cố ý của một bên nào đó, hoặc bất kỳ sự cố nào mà một bên dự kiến được vào thời điểm ký kết hợp đồng và tránh được (hoặc khắc phục được) trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Việc bên B không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.
14.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:
a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiến hành các biện pháp để hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đông với thời gian sớm nhất và phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn .. ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng và thông báo việc khắc phục trở lại điều kiện bình thường vào thời gian sớm nhất;
b) Các bên sẽ thực hiện mọi biện pháp để giảm tối đa mức thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra;
c) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.
14.4. Thanh toán khi xảy ra sự kiện bất khả kháng: Các khoản chi phí phát sinh hợp lý do bên B phải chịu hậu quả từ sự kiện bất khả kháng để phục hồi hoạt động được bên A xem xét để thanh toán.
ĐIỀU 15: TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG
15.1. Hợp đồng lao động giữa hai bên được tạm hoãn khi:
a) Do lỗi bên A hoặc bên B gây ra;
b) Các trường hợp rủi ro, sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 9 hợp đồng này;
c) Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi bên kia gây ra, nhưng phải báo cho bên kia biết trước  ngày và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm dừng gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thiệt hại.
Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai bên thỏa thuận để khắc phục.
15.2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bên B không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.
15.3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bên B phải có mặt tại nơi làm việc và bên A phải nhận bên B trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn.
Trường hợp bên B không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bên A có quyền huỷ bỏ hợp đồng.
ĐIỀU 16: HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG
16.1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
16.2. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị hủy bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 17: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
17.1. Hợp đồng lao động giữa hai bên chấm dứt khi:
a) Hết hạn hợp đồng lao động;
b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Bên A hoặc bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Hợp đồng lao động bị huỷ bỏ;
đ) Chất lượng hoàn thành công việc của bên B không đáp ứng được tiêu chuẩn của bên A.
17.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 18: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
18.1. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Bên B thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của bên A. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do bên A ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa;
c) Bên B tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
d) Bên B tự ý thay đổi bản thiết kế.
18.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
c) Bị bên A ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động;
18.3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường trên (trừ trường hợp quy định tại điểm d) khoản 1 Điều này thì bên A không phải báo trước), bên A và bên B phải báo trước cho nhau như sau:
a) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
b) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
ĐIỀU 19: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
19.1. Trường hợp bên B chứng minh được rằng bên A có các hành vi vi phạm với các điều khoản được quy định trong hợp đồng này: Bên B có quyền yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần, vật chất, danh dự, nhân phẩm, uy tín,và thanh toán các chi phí cần thiết.
19.2. Trường hợp bên B làm lộ bí mật kinh doanh, công nghệ của bên A: Bên A có quyền xử lý vi phạm và yêu cầu bên B bồi thường theo thỏa thuận. Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của nhân công bên B.
19.3. Trường hợp bên B làm mất mát tài sản thuộc sở hữu của bên A: Nếu làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tài sản khác do bên A giao cho hoặc làm tiêu hao vật tư quá định mức cho phép, bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tùy từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ khác nhau.
a) Nếu có hợp đồng trách nhiệm: Bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
b) Nếu do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Không phải bồi thường;
c) Nếu thuộc các trường hợp còn lại: Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc 

File đính kèm:

  • docxmau_hop_dong_nhan_cong_xay_dung_chuan_nhat.docx
Hợp đồng liên quan