Hợp đồng vận chuyển hàng hóa tôm sú đông lạnh

docx5 trang | Chia sẻ: hopdongchuan | Ngày: 16/09/2022 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa tôm sú đông lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o--------
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
Số: 01/HĐABC
- Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định 
số 17/HĐBT ngày 16-01-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết 
thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ vào sự thỏa thuận của hai bên.
Hôm nay, ngày 6 tháng 7 năm 2020 tại văn phòng công ty ABC Seafood
Đai chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Chúng tôi gồm có:
Bên A: CÔNG TY TNHH SEAFOOD (Chủ hàng).
- Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (+84) 989 999 999 
- Tài khoản số: 9896228696969 Mở tại ngân hàng: ACB Bank
- Đại diện là Ông (Bà): Phạm Văn Khoa Chức vụ:Giám Đốc
Bên B: CÔNG TY TNHH VẬN TẢI PHƯỚC AN (Chủ phương tiện).
- Địa chỉ: 2A, Quốc Lộ 1A, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP HCM
- Điện thoại: 038 474 0555
- Tài khoản số: 1000777999999 Mở tại ngân hàng: Techcombank chi nhánh HCM
- Đại diện là Ông (Bà): Dương Hữu Thuận Chức vụ: Giám Đốc
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Hàng hóa vận chuyển
1. Tên hàng: 
Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau:Tôm sú đông lạnh
2. Tính chất hàng hóa:
Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A hàng tôm cần phải được bảo quản trong
container lạnh 24/24 ở nhiệt độ -6 độ C.
3. Đơn vị tính đơn giá cước: USD ( Đồng Dollar Mỹ)
Điều 2: Địa điểm nhận hàng và giao hàng
1/ Bên A ủy thác cho bên B chịu trách nhiệm xuất khẩu lô hàng tôm trên đi Na Uy 
theo đường biển.
2/ Bên B tự đặt lịch tàu ( Hãng tàu cho bên B chọn). Sau đó kéo container rỗng từ bãi
về kho của bên A để xếp hàng.
Địa điểm nhận hàng là: Kho hàng số 2 của công ty ABC Seafood địa chỉ: 456 Quốc Lộ 22,
Huyện Hooc Môn, Tp Hồ Chí Minh
3/ Bên B kéo container đã xếp hàng từ kho của bên A đến cảng Cát Lái để làm thủ
tục chuẩn bị lên tàu xuất khẩu ngày 19 tháng 7 năm 2020.
4/ Bên B chịu trách nhiệm khai báo hải quan, và làm các thủ tục liên quan đến lô
hàng để lô hàng được xuất đi đúng thời gian trong hợp đồng này đã quy định.
5/ Khi hàng đã lên tàu, bên A sẽ thanh toán cho bên B 50% cước phí như đã thỏa
thuận. Sau khi có xác nhận từ phía bên nhập khẩu sẽ thanh toán 50% còn lại.
Điều 3: Định lịch thời gian giao nhận hàng
STT Tên hàng Nhận hàng
Số lượng Địa diểm Thời gian
1Tôm sú
đông lạnh
1 container 40’ RH Kho số 2 công ty
ABC
20h-22h
ngày 18/7/2020
Giao hàng
Số lượng Địa điểm Thời gian
1 container 40’ RH Cảng Larvik( Na
Uy)
Trong vòng 15 ngày,
kể từ ngày tàu chạy
Điều 4: Phương tiện vận tải
1/ Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng xe đầu kéo đủ tiêu chuẩn.
2/ Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải an 
toàn.
3/ Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao
thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp
lý của phương tiện vận tải.
4/ Bên B phải làm vệ sinh container do hãng tàu cấp trước khi đến nhận hàng bên A.
5/ Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau:
60 phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về và phải trả giá cước của
loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không
tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau 30 phút có quyền
nhờ ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến rồi cho phương tiện về và yêu cầu
thanh toán chi phí như trên
6/ Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại
hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng
đó, có quyền bắt bên A phải chịu phạt 30% giá trị tổng cước phí (tương đương trường hợp
đơn phương đình chỉ hợp đồng).
7/ Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải
chịu phạt hợp đồng là: 10% tổng cước phí.
Điều 5: Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa
1/ Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác
nhận) trước 1 giờ so với thời điểm giao hàng.
2/ Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều
động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì
bên B không chịu trách nhiệm.
3/ Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số lượng
(phải viết rõ ràng, không tẩy xóa, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồngTrường
hợp cần sửa chữa, xóa bỏ Phải có ký chứng thực). Bên A phải có trách nhiệm về những
điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B.
4/ Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan chuyên
trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:
- Giấy phép lưu thông loại hàng hóa đặc biệt.
- Biên bản các khoản thuế đã đóng.
- [các giấy tờ khác nếu có]
Nếu không có đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận chuyển loại hàng hóa đó thì
phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu như trên: Phải chịu phạt chờ đợi là [số tiền] đồng/
giờ, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn phải trả đủ tiền cước đã
thỏa thuận.
5/ Trường hợp xin vận chuyển đột xuất hàng hóa. Bên B chỉ nhận chở nếu có khả
năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng [SO %] giá cước
vận chuyển, ngoài ra còn phải chi phí các khoản phí tổn khác cho bên B kể cả tiền phạt do
điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký với chủ hàng khác (nếu
có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động phương tiện vận chuyển hàng khẩn cấp
theo lệnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trở
lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường các chi phí tổn đó.
Điều 6: Phương thức giao nhận hàng 
1/ Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:
Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận giao nhận 
theo một trong các phương thức sau:
- Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.
- Theo trọng lượng, thể tích.
- Theo nguyên hầm hay container.
- Theo ngấn nước của phương tiện vận tải thủy.
2/ Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức CFR ( Incoterm 2020).
Điều 7: Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa
1/ Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa
Chú ý:
- Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do chủ hàng (bên A)
chịu.
- Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có
trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.
2/ Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là [số giờ] giờ.
Lưu ý: Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải báo
trước cho bên B 24 giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là [SO TIEN] đồng/giờ
(tấn).
3/ Mức thưởng phạt
- Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên.......sẽ thưởng cho bên
Số tiền là [số tiền] đồng/giờ.
- Xếp dỡ chậm bị phạt là: [số tiền] đồng/ giờ.
- Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa điểm
bốc xếp.
Điều 8: Giải quyết hao hụt hàng hóa
1/ Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [số %] tổng số lượng hàng thì bên B không
phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên
tự thỏa thuận).
2/ Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị
trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).
3/ Mọi sự kiện mất hàng bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong khi giao
hàng, nếu đúng thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu bên A báo mất
mát, hư hỏng bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.
Điều 9: Người áp tải hàng hóa (nếu cần)
1/ Bên A cử [số người] người theo phương tiện để áp tải hàng (có thể ghi rõ họ tên).
Lưu ý: Các trường hợp sau đây bên A buộc phải cử người áp tải:
Hàng quý hiếm: vàng, kim cương, đá quý
Hàng tươi sống đi đường phải ướp;
Súc vật sống cần cho ăn dọc đường;
Hàng nguy hiểm;
Các loại súng ống, đạn dược;
Linh cửu, thi hài.
2/ Người áp tải có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa và giải quyết các thủ tục kiểm tra liên
quan đến hàng hóa trên đường vận chuyển.
3/ Bên B không phải chịu trách nhiệm hàng mất mát nhưng phải có trách nhiệm điều
khiển phương tiện đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây hư hỏng, mất mát hàng hóa. Nếu
không giúp đỡ hoặc điều khiển phương tiện theo yêu cầu của người áp tải nhằm giữ gìn bảo
vệ hàng hóa hoặc có hành vi vô trách nhiệm khác làm thiệt hại cho bên chủ hàng thì phải
chịu trách nhiệm theo phần lỗi của mình.
Điều 10: Thanh toán cước phí vận tải
1/ Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B bao gồm:
3/ Tổng cộng cước phí:
Bằng số: 1230 USD Bằng chữ: Một nghìn hai trăm ba mươi đô la.
4/ Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức sau: Chuyển khoản khi nhận được
công nợ
Điều 11: Đăng ký bảo hiểm
1/ Bên B mua bao hiểm cho lô hàng tại công ty BẢO VIỆT
2/ Bên A trả chi phí mua bảo hiểm.
Điều 12: Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)
[CAC BIEN PHAP CAN THIET]
Điều 13: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1/ Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm
hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát,
hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do
vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên
thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.
2/ Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số
lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến [SO %] số tiền cước phải trả cho
lô hàng đó.
3/ Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì:
- Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì bên B
phải đài thọ phí tổn.
- Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thỏa thuận mức bồi
thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường.
4/ Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải chịu
phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là [SO %] ngày (hoặc tháng) tính từ
ngày hết hạn thanh toán.
5/ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ
thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới [SO %] giá trị phần tổng
cước phí dự chi
6/ Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì chỉ
phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa
thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách hiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng
hàng hóa lúc vận chuyển.
Điều 14: Giải quyết tranh chấp hợp đồng
1/ Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng.
Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực
bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, cùng có lợi (cần lập biên bản ghi toàn bộ
nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng).
2/ Trường hợp các bên không tự giải quyết xong được thì thống nhất sẽ khiếu nại tới
tòa án [tên tòa án kinh tế] là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong
hợp đồng này.
3/ Chi phí cho những hoạt động kiểm tra xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.
Điều 15: Các thỏa thuận khác, nếu cần.
Điều 16: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 6 tháng 7 năm 2020 đến ngày 10 tháng 8 năm
2020
Hai bên sẽ họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này vào ngày 15 tháng 8 năm 2020
Hợp đồng này được làm thành 03 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Gửi
cho cơ quan 01 bản.
 ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
 Giám Đốc Giám Đốc
 (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxhop_dong_van_chuyen_hang_hoa_tom_su_dong_lanh.docx
Hợp đồng liên quan