Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

doc16 trang | Chia sẻ: congthanh | Lượt xem: 3500 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
	Số:	/HĐVCHH- 	
- Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16-01-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ	(các văn bản pháp quy về vận tải hàng hóa của ngành hoặc địa phương nếu có).
- Căn cứ vào sự thỏa thuận của hai bên.
	Hôm nay, ngày	tháng	năm	tại	 (ghi địa điểm ký kết).
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Chủ hàng
	Tên doanh nghiệp:	
	Địa chỉ trụ sở chính:	
	Điện thoại:	Telex:	Fax:	
	Tài khoản số:	 Mở tại ngân hàng:	
	Đại diện bởi:	 Chức vụ:	
	(Giấy ủy quyền số:	Viết ngày	tháng	năm	Do	 chức vụ	 ký).
Bên B: Bên chủ phương tiện
	Tên doanh nghiệp:	
	Địa chỉ trụ sở chính:	
	Điện thoại:	Telex:	Fax:	
	Tài khoản số:	 Mở tại ngân hàng:	
	Đại diện bởi:	 Chức vụ:	
	(Giấy ủy quyền số:	Viết ngày	tháng	năm	Do	 chức vụ	 ký).
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Hàng hóa vận chuyển
1. Tên hàng: Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau:
- 
- 
2. Tính chất hàng hóa:
Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn:
	- 	hàng cần giữ tươi sống	
	- 	hàng cần bảo quản không để biến chất	
	- 	hàng nguy hiểm cần che đậy hoặc để riêng	
	- 	hàng dễ vỡ.
	- 	súc vật cần giữ sống bình thường	
3. Đơn vị tính đơn giá cước (phải quy đổi theo quy định của Nhà nước, chỉ được tự thỏa thuận nếu Nhà nước chưa có quy định)
Điều 2: Địa điểm nhận hàng và giao hàng
	1/ Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng) số nhà	 đường phố (địa danh)	 do bên A giao.
	(Chú ý: Địa điểm nhận hàng phải là nơi mà phương tiện vận tải có thể vào ra thuận tiện, an toàn).
	2/ Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm	 (có thể ghi địa điểm mà người mua hàng bên A sẽ nhận hàng thay cho bên A).
Điều 3: Định lịch thời gian giao nhận hàng
STT
Tên hàng
Nhận hàng
Giao hàng
Ghi chú
Số lượng
Địa diểm
Thời gian
Số lượng
Địa điểm
Thời gian
Điều 4: Phương tiện vận tải
	1/ Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện	 (xe tải, tàu thủy, máy bay v.v…).
Phải có những khả năng cần thiết như:
	- Tốc độ phải đạt	km/ giờ.
	- Có máy che (bằng	);
	- Số lượng phương tiện là:	
	2/ Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là:	
	3/ Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
	4/ Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng chi phí vệ sinh phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là	 đồng.
	5/ Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau:	phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về (từ 30 phút đến 60 phút có thể đòi về) và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau 30 phút có quyền nhờ ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến rồi cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí như trên.
	6/ Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó, có quyền bắt bên A phải chịu phạt	% giá trị tổng cước phí (tương đương trường hợp đơn phương đình chỉ hợp đồng).
	7/ Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là:	đồng/ giờ.
Điều 5: Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa
	1/ Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước	giờ so với thời điểm giao hàng.
	2/ Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.
	3/ Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số lượng (phải viết rõ ràng, không tẩy xóa, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng…Trường hợp cần sửa chữa, xóa bỏ… Phải có ký chứng thực). Bên A phải có trách nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B.
	4/ Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:
	- Giấy phép lưu thông loại hàng hóa đặc biệt.
	- Biên bản các khoản thuế đã đóng.
	- 	
Nếu không có đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận chuyển loại hàng hóa đó thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu như trên: Phải chịu phạt chờ đợi là	đồng/ giờ, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn phải trả đủ tiền cước đã thỏa thuận.
	5/ Trường hợp xin vận chuyển đột xuất hàng hóa. Bên B chỉ nhận chở nếu có khả năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng	 giá cước vận chuyển, ngoài ra còn phải chi phí các khoản phí tổn khác cho bên B kể cả tiền phạt do điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký với chủ hàng khác (nếu có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động phương tiện vận chuyển hàng khẩn cấp theo lệnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trở lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường các chi phí tổn đó.
Điều 6: Phương thức giao nhận hàng 
	1/ Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:
	Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận giao nhận theo một trong các phương thức sau:
	- Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.
	- Theo trọng lượng, thể tích.
	- Theo nguyên hầm hay container.
	- Theo ngấn nước của phương tiện vận tải thủy.
	2/ Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức	 (có thể nhận sao giao vậy).
Điều 7: Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa
	1/ Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa
	Chú ý:
	- Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do chủ hàng (bên A) chịu.
	- Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.
	2/ Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là	giờ.
	Lưu ý: Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải báo trước cho bên B 24 giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là	 đồng/giờ (tấn).
	3/ Mức thưởng phạt
	- Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên	sẽ thưởng cho bên	Số tiền là	đồng/giờ.
	- Xếp dỡ chậm bị phạt là:	đồng/ giờ.
	- Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa điểm bốc xếp.
Điều 8: Giải quyết hao hụt hàng hóa
	1/ Nếu hao hụt theo quy định dưới mức	% tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên tự thỏa thuận).
	2/ Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).
3/ Mọi sự kiện mất hàng bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong khi giao hàng, nếu đúng thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu bên A báo mất mát, hư hỏng bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.
Điều 9: Người áp tải hàng hóa (nếu cần)
	1/ Bên A cử	người theo phương tiện để áp tải hàng (có thể ghi rõ họ tên).
	Lưu ý: Các trường hợp sau đây bên A buộc phải cử người áp tải:
	Hàng quý hiếm: vàng, kim cương, đá quý…
	Hàng tươi sống đi đường phải ướp;
	Súc vật sống cần cho ăn dọc đường;
	Hàng nguy hiểm;
	Các loại súng ống, đạn dược;
	Linh cửu, thi hài.
	2/ Người áp tải có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa và giải quyết các thủ tục kiểm tra liên quan đến hàng hóa trên đường vận chuyển.
3/ Bên B không phải chịu trách nhiệm hàng mất mát nhưng phải có trách nhiệm điều khiển phương tiện đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây hư hỏng, mất mát hàng hóa. Nếu không giúp đỡ hoặc điều khiển phương tiện theo yêu cầu của người áp tải nhằm giữ gìn bảo vệ hàng hóa hoặc có hành vi vô trách nhiệm khác làm thiệt hại cho bên chủ hàng thì phải chịu trách nhiệm theo phần lỗi của mình.
Điều 10: Thanh toán cước phí vận tải
	1/ Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B bao gồm:
	- Loại hàng thứ nhất là:	đồng.
	- Loại hàng thứ hai là:	đồng.
	- v.v…
	Lưu ý: Cước phí phải dựa theo đơn giá Nhà nước quy định, nếu không có mới được tự thỏa thuận.
	+ Tổng cộng cước phí chính là:	đồng.
	2/ Tiền phụ phí vận tải bên A phải thanh toán cho bên B gồm: (tùy theo chủng loại hợp đồng để thỏa thuận).
	Phí tổn điều xe một số quãng đường không chở hàng là	đồng/ km.
	Cước qua phà là	đồng.
	Chi phí chuyển tải là	đồng.
	Phí tổn vật dụng chèn lót là	đồng.
	Chuồng cũi cho súc vật là	đồng.
	Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là	đồng.
	Lệ phí bến đổ phương tiện là	đồng.
	Kê khai trị giá hàng hóa hết	9ồng.
	Cảng phí hết	đồng.
	Hoa tiêu phí hết	đồng.
	3/ Tổng cộng cước phí bằng số:	Bằng chữ:	
	4/ Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức sau: (Có thể là chuyển khoản, tiền mặt, bằng hiện vật…).
Điều 11: Đăng ký bảo hiểm
	1/ Bên A phải chi phí mua bảo hiểm hàng hóa.
	2/ Bên B chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận tải với chi nhánh Bảo Việt.
Điều 12: Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)
Điều 13: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1/ Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.
	2/ Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến	% số tiền cước phải trả cho lô hàng đó.
	3/ Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì:
	- Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì bên B phải đài thọ phí tổn.
	- Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thỏa thuận mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường.
	4/ Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là	% ngày (hoặc tháng) tính từ ngày hết hạn thanh toán.
	5/ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới	% giá trị phần tổng cước phí dự chi.
	6/ Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách hiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận chuyển.
Điều 14: Giải quyết tranh chấp hợp đồng
	1/ Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng.
	Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, cùng có lợi (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng).
	2/ Trường hợp các bên không tự giải quyết xong được thì thống nhất sẽ khiếu nại tới tòa án	 là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng này.
	3/ Chi phí cho những hoạt động kiểm tra xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.
Điều 15: Các thỏa thuận khác, nếu cần.
Điều 16: Hiệu lực của hợp đồng
	Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày	tháng	năm	đến ngày	tháng	năm	
	Hai bên sẽ họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này vào ngày	
	Hợp đồng này được làm thành	bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ	 bản. Gửi cho cơ quan	bản.
	ĐẠI DIỆN BÊN A	ĐẠI DIỆN BÊN B 
Chức vụ:	Chức vụ:
	(Ký tên, đóng dấu)	(Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docpr26_7888.doc
Hợp đồng liên quan