Hợp đồng tín dụng hạn mức của Ngân hàng KienlongBank

docx6 trang | Chia sẻ: hopdongchuan | Ngày: 16/09/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng tín dụng hạn mức của Ngân hàng KienlongBank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG HẠN MỨC
Số hợp đồng: NNN/YY/HĐTD/AAAA-BBBB
Hôm nay, ngày thángnăm , tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh [] – Phòng Giao dịch [], chúng tôi gồm có:
BÊN A: BÊN CHO VAY
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG - CHI NHÁNH [] - PHÒNG GIAO DỊCH []
Địa chỉ:..
Người đại diện:Chức vụ:..
Đại diện theo.
BÊN B: BÊN VAY
 Bên A và Bên B (sau đây gọi chung là “Các bên”) đồng ý ký Hợp đồng tín dụng hạn mức
(sau đây gọi là “HĐTD”) theo các nội dung sau đây:
Điều 1.	Số tiền, mục đích và thời hạn vay.
Hạn mức tín dụng: . (Bằng chữ	)
Mục đích vay: ..
Thời hạn vay: Thời hạn vay của số tiền nhận nợ trong mỗi lần nhận số tiền vay được ghi trên từng Giấy đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ (KUNN), nhưng tối đa không quá  tháng. Thời hạn cho vay của từng KUNN có thể vượt quá thời hạn hiệu lực của Hạn mức tín dụng quy định tại Khoản 4 Điều 1 Hợp đồng này. Thời hạn vay được tính kể từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân theo từng KUNN.
Thời hạn hiệu lực giải ngân:
Thời hạn hiệu lực giải ngân lần đầu kể từ ngày ký HĐTD. Sau thời hạn này mà Bên B
muốn giải ngân thì phải được sự chấp thuận của Bên A.
Thời hạn hiệu lực giải ngân bằng với thời hạn hiệu lực của Hạn mức tín dụng: kể từ
ngày ký HĐTD.
Phương thức giải ngân:
Bên B được giải ngân một hoặc nhiều lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, nếu được sự đồng ý của Bên A. Mỗi lần giải ngân Bên B ký vào KUNN. Tổng dư nợ tại thời điểm bất kỳ không vượt quá hạn mức tín dụng được cấp.
Điều 2. Lãi suất vay và phí.
Lãi suất vay (LSV):
LSV:  áp dụng đối với các KUNN giải ngân trong vòng  kể từ ngày ký HĐTD này. Các KUNN giải ngân sau thời gian này, LSV bằng (=) . LSV được cố định trong  tháng kể từ ngày giải ngân theo từng KUNN.
Trong suốt thời gian hiệu lực của HĐTD này, LSV sẽ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
Kể từ tháng thứ  tính từ ngày giải ngân theo từng KUNN, LSV của các KUNN sẽ được điều chỉnh  tháng/lần và LSV điều chỉnh được tính như sau: LSV bằng (=) , hoặc
1
Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất cơ bản của loại tiền mà Bên B đang vay; hoặc
Khi có thay đổi các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến lãi suất, mà các thay đổi đó làm cho LSV (có thể được áp dụng theo quy định của pháp luật) tăng lên.
LSV điều chỉnh theo quy định tại điểm b (ii) và (iii) Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Bên A và quy định pháp luật trong từng thời kỳ.
Trong trường hợp thay đổi lãi suất, Bên A sẽ thông báo cho Bên B (hình thức thông báo có thể bằng một trong các hình thức: văn bản/thông báo qua email/tin nhắn trên điện thoại/qua Website Kienlongbank.com)
Lãi suất nợ quá hạn bằng (=) 150% LSV tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Lãi suất lãi chậm trả: 10%/năm.
Phí trả nợ trước hạn:.............
Phí cam kết rút vốn:.
Các chi phí khác (nếu có): áp dụng theo biểu phí hiện hành của Bên A tại thời điểm tính phí.
Điều 3. Kỳ hạn trả lãi vay, nợ gốc.
Kỳ hạn trả lãi vay, nợ gốc và số nợ gốc phải trả mỗi kỳ được quy định cụ thể trên từng KUNN.
Tiền lãi phải trả bằng (=) Dư nợ vay thực tế nhân (x) Lãi suất vay (%/năm) nhân (x) Số ngày vay thực tế chia (:) 365. Trong đó, nếu số ngày vay thực tế chưa đủ 01 ngày thì được tính đủ 01 ngày và được tính từ ngày giải ngân cho đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết CKPT theo quy định tại Điều 5 HĐTD này.
Điều 4. Biện pháp bảo đảm.
Để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên B đối với Bên A, Bên B và/hoặc bên thứ 3 thế chấp, cầm cố cho Bên A (các) tài sản bảo đảm được mô tả chi tiết tại (i) Hợp đồng .. số.
ngày././.; (ii) Và các Hợp đồng bảo đảm ký kết sau ngày hiệu lực của HĐTD này và có dẫn chiếu đến HĐTD này; (iii) Và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế của các Hợp đồng bảo đảm này được ký giữa Bên A và Bên B và/hoặc Bên thứ ba (sau đây gọi chung là “Hợp đồng bảo đảm” và viết tắt là “HĐBĐ”).
Điều 5. Quy định về việc trả Các khoản phải trả.
Các khoản phải trả (sau đây viết tắt là “CKPT”) được nêu trong HĐTD này bao gồm nợ gốc, tiền lãi vay, tiền lãi nợ quá hạn, tiền lãi chậm trả lãi, phí phạt trả nợ gốc trước hạn và các khoản khác mà Bên B có nghĩa vụ trả cho Bên A theo thỏa thuận trong HĐTD này.
Bên B vay loại tiền nào thì phải trả CKPT bằng loại tiền đó. Trường hợp trả CKPT bằng ngoại tệ thì phải thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước.
Nếu ngày trả CKPT là ngày nghỉ của Bên A hoặc một ngày không tồn tại theo lịch thì ngày làm việc kế tiếp sẽ là ngày trả CKPT.
Thứ tự ưu tiên thu hồi CKPT thực hiện theo quy định của Bên A và quy định của pháp luật.
Điều 6. Trả nợ gốc trước hạn.
Trả nợ trước hạn được hiểu là việc Bên B trả một phần hoặc toàn bộ nợ gốc trước khi đến hạn trả nợ gốc thỏa thuận theo Điều 3 HĐTD này.
Nếu Bên B trả nợ trước hạn thì Bên B phải trả cho Bên A Phí trả nợ trước hạn theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của HĐTD này.
Không áp dụng Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp Bên A thông báo thu hồi trước hạn CKPT.
Điều 7. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Khi có những nguyên nhân khách quan dẫn đến không trả được nợ (bao gồm nợ gốc và/hoặc
2
lãi vay) đúng hạn thì Bên B lập văn bản và gửi đến Bên A trước ngày đến hạn trả nợ ít nhất 30 ngày làm việc. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện theo quy định của Bên A.
Điều 8. Chuyển nợ quá hạn, tiền lãi nợ quá hạn, tiền lãi chậm trả và phân loại nợ
Bên A chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà Bên B không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận tại Điều 3 HĐTD này mà không được Bên A chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Đối với số dư nợ gốc mà Bên B không trả nợ đúng hạn và bị chuyển thành nợ quá hạn thì Bên B phải trả cho Bên A tiền lãi nợ quá hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Tiền lãi nợ quá hạn bằng (=) Số nợ gốc phải trả nhưng chưa trả nhân (x) Lãi suất nợ quá hạn (%/năm) nhân (x) Số ngày chậm trả nợ gốc chia (:) 365. Trong đó, Số ngày chậm trả nợ gốc được tính từ ngày đến hạn trả nợ gốc đến hết ngày liền kề trước ngày Bên B trả hết phần nợ gốc bị quá hạn.
Nếu Bên B chậm trả lãi vay thì Bên B phải trả thêm cho Bên A tiền lãi chậm trả lãi bằng (=) Số tiền lãi phải trả nhưng chưa trả nhân (x) Lãi suất lãi chậm trả (%/năm) nhân (x) Số ngày chậm trả lãi chia (:) 365. Trong đó, Số ngày chậm trả lãi được tính từ ngày đến hạn trả lãi đến hết ngày liền kề trước ngày Bên B trả hết phần lãi vay chậm trả.
Việc phân loại nợ (nhóm nợ) thực hiện theo các quy định về phân loại nợ của của Bên A phù hợp với các quy định của pháp luật.
Điều 9. Thu hồi trước hạn CKPT.
Bên A được quyền ngưng giải ngân và/hoặc thu hồi trước hạn một phần hoặc toàn bộ CKPT, tùy theo quyết định của Bên A, nếu như xảy ra một hoặc các trường hợp sau đây:
Bên B sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc không cung cấp được cho Bên A đầy đủ hồ sơ hợp lệ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
Bên B phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn tại Bên A hoặc bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
Bên B cung cấp cho Bên A thông tin hoặc hồ sơ liên quan đến khoản vay (bao gồm nhưng không giới hạn thông tin hoặc hồ sơ về nhân thân, tài sản bảo đảm, tài liệu, chứng từ có liên quan...) không chính xác, không trung thực.
Bên B là tổ chức bị giải thể, ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, cổ phần hóa hoặc thay đổi chủ sở hữu.
Người đại diện theo pháp luật, người điều hành của Bên B là tổ chức bị khởi tố, truy tố hoặc xét xử hình sự.
Bên B là cá nhân bị chết, bị tuyên bố mất tích, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị khởi tố, truy tố hoặc xét xử hình sự.
Bên B có liên quan đến các vụ kiện mà theo nhận định của Bên A là có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Bên B hoặc ảnh hưởng đến (các) Tài sản bảo đảm.
(Các) Tài sản bảo đảm bị tranh chấp hoặc có những thay đổi mà Bên A nhận định là có khả năng dẫn đến nguy cơ khó quản lý hoặc khó xử lý được (các) Tài sản bảo đảm đó.
Giá trị (các) Tài sản bảo đảm do Bên A định giá lại thấp hơn giá trị định giá ban đầu và không còn đủ khả năng bảo đảm cho nghĩa vụ trả CKPT theo quy định tại Điều 5 HĐTD này.
Bên B vi phạm hoặc không thực hiện đầy đủ và đúng hạn các thỏa thuận trong HĐTD này, (các) HĐBĐ (nếu có) hoặc các thỏa thuận khác giữa Các bên.
Trường hợp loại tiền vay khác với loại tiền được dùng để xác định giá trị (các) Tài sản bảo đảm, nếu có biến động về tỷ giá ngoại tệ dẫn đến tỷ lệ dư nợ vay/giá trị (các) Tài sản bảo đảm tăng lên làm cho (các) Tài sản bảo đảm không còn đủ khả năng bảo đảm cho nghĩa vụ trả CKPT theo quy định của Bên A.
Việc duy trì khoản vay cho Bên B có thể dẫn đến việc Bên A vi phạm các quy định của pháp
3
luật, các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bên A phải thu hồi trước hạn CKPT theo yêu cầu hoặc nhằm tuân thủ bất kỳ phán quyết, quyết định, chỉ thị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bất kỳ văn bản, quy định pháp luật nào.
Trường hợp Bên A thu hồi trước hạn CKPT, Bên A sẽ thông báo cho Bên B biết bằng văn bản. Bên B phải trả cho Bên A đầy đủ CKPT trong khoảng thời hạn xác định cụ thể tại thông báo của Bên A. Sau thời gian Bên A quy định tại thông báo nhưng Bên B vẫn chưa trả cho Bên A đầy đủ CKPT mà Bên A thông báo thì toàn bộ dư nợ còn lại của HĐTD này sẽ chuyển thành nợ quá hạn và Bên B phải trả cho Bên A lãi nợ quá hạn tính trên toàn bộ dư nợ còn lại, theo lãi suất nợ quá hạn thỏa thuận trong HĐTD này.
Điều 10. Xử lý (các) Tài sản bảo đảm.
Bên A được quyền xử lý (các) Tài sản bảo đảm theo các nội dung đã thỏa thuận trong (các) HĐBĐ nếu Bên B không trả cho Bên A CKPT đầy đủ và đúng hạn, kể cả trường hợp Bên A thu hồi trước hạn CKPT như thỏa thuận tại Điều 9 HĐTD này.
Nếu số tiền thu được từ việc xử lý (các) Tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán toàn bộ CKPT theo quy định của HĐTD này thì Bên B có nghĩa vụ tiếp tục trả khoản chênh lệch còn thiếu cho Bên A.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của Bên A.
Quyền của Bên A
Được quyền kiểm tra, giám sát và yêu cầu Bên B cung cấp thông tin và hồ sơ liên quan đến việc vay vốn, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Bên B trước, trong và sau khi cho vay.
Được quyền đơn phương (không cần phải có ý kiến của Bên B) phong tỏa, trích hoặc xử lý các khoản tiền gửi, tài sản giữ hộ và giấy tờ có giá của Bên B tại Bên A hoặc bất kỳ tổ chức tín dụng nào để thu hồi CKPT nếu như xảy ra một hoặc các trường hợp sau đây:
Ngay khi đến hạn trả CKPT mà Bên B chưa trả đầy đủ.
Trước khi đến hạn trả CKPT nhưng Bên A đánh giá Bên B không có khả năng trả CKPT khi đến hạn. Bên A không cần phải cung cấp cho Bên B cơ sở hay bằng chứng để chứng minh cho việc đánh giá đó.
Ngay khi Bên A có thông báo thu hồi trước hạn CKPT theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 HĐTD này.
Chuyển nhượng hoặc ủy thác thực hiện một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ theo HĐTD này và/hoặc (các) HĐBĐ cho bên thứ ba (một bên hoặc nhiều bên) mà không cần có sự chấp thuận của Bên B.
Chấm dứt hoặc tạm ngưng việc giải ngân cho Bên B theo chính sách tín dụng của Bên A trong từng thời kỳ mà không cần giải thích lý do với Bên B.
Bên A được quyền sử dụng tất cả các thông tin do Bên B cung cấp cho mục đích hoạt động cấp tín dụng theo HĐTD có liên quan bao gồm cả việc sử dụng thông tin để liên hệ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận, tìm hiểu sự thật có liên quan đến thông tin do Bên B cung cấp.
Bên A được toàn quyền cung cấp thông tin của Bên B theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà pháp luật quy định Bên A có trách nhiệm cung cấp.
Trường hợp Bên B vi phạm nghĩa vụ trả CKPT, Bên A được quyền cung cấp hồ sơ hoặc công khai thông tin về việc Bên B vi phạm cho các cơ quan Nhà nước và các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội tại địa phương nơi Bên B cư trú, tạm trú; cho các phương tiện thông tin đại chúng; hoặc cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mà Bên A nhận định là có quan hệ hoặc liên quan với Bên B. Mọi thiệt hại phát sinh (nếu có) do Bên A cung cấp hồ sơ hoặc công khai
4
thông tin do Bên B tự gánh chịu và không được quyền khiếu nại hay yêu cầu bồi thường. Trường hợp Bên B có hoặc có khả năng có các khoản phải thu từ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào thì Bên A được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đó chuyển các khoản phải thu đó về tài khoản của Bên B tại Bên A để Bên A thu hồi CKPT.
Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi Bên B vi phạm HĐTD này hoặc (các) HĐBĐ (nếu có).
Trường hợp Bên B có bất kỳ sự thay đổi nào quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 12 HĐTD này mà không thông báo cho Bên A thì Bên A được quyền sử dụng các thông tin cuối cùng mà Bên B cung cấp để làm cơ sở khởi kiện Bên B trong trường hợp Bên B vi phạm các thoả thuận tại HĐTD này và (các) HĐBĐ (nếu có). Bên B cam kết không khiếu nại việc Tòa án xét xử theo địa chỉ cuối cùng do Bên B cung cấp ngay cả trong trường hợp có ảnh hưởng đến quyền lợi của Bên B.
Các quyền khác theo quy định của HĐTD này và quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của Bên A
Thực hiện đúng các thỏa thuận trong HĐTD này và (các) HĐBĐ (nếu có).
Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của Bên B.
Quyền của Bên B
Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với thỏa thuận trong HĐTD này hoặc (các) HĐBĐ (nếu có).
Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi Bên A vi phạm HĐTD này hoặc (các) HĐBĐ (nếu có).
Nghĩa vụ của Bên B
Trả cho Bên A CKPT đầy đủ và đúng hạn.
Tạo điều kiện thuận lợi để Bên A kiểm tra, giám sát và cung cấp theo yêu cầu của Bên A các thông tin và hồ sơ liên quan đến việc vay vốn, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Bên B; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin và hồ sơ đã cung cấp.
Sử dụng vốn vay đúng mục đích và không sử dụng vốn vay vào mục đích trái pháp luật.
Thông báo ngay cho Bên A bằng văn bản những trường hợp thay đổi hoặc chuẩn bị thay đổi địa chỉ, nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu Bên B là tổ chức); thay đổi hoặc chuẩn bị thay đổi nơi cư trú, hộ khẩu thường trú, nội dung của giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (nếu Bên B là cá nhân).
Trong trường hợp Bên A khởi kiện Bên B vi phạm HĐTD này hoặc (các) HĐBĐ thì Bên B cam kết chịu toàn bộ án phí, chi phí Bên A thuê luật sư, chi phí nhân viên của Bên A tham gia quá trình khởi kiện và toàn bộ các chi phí khác phát sinh trong quá trình khởi kiện. Các chi phí này do Bên A thông báo cho Bên B ngay khi hoặc sau khi phát sinh, Bên B cam kết chấp nhận các chi phí do Bên A thông báo.
Trường hợp sau khi định giá lại mà giá trị (các) Tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị đã thỏa thuận tại (các) HĐBĐ và không còn đủ khả năng bảo đảm cho nghĩa vụ thì Bên B phải bổ sung tài sản bảo đảm hoặc phải trả trước hạn một phần hoặc toàn bộ CKPT trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bên A. Hết thời hạn này mà Bên B chưa bổ sung tài sản bảo đảm hoặc chưa trả trước hạn một phần hoặc toàn bộ CKPT thì Bên A được quyền xử lý (các) Tài sản bảo đảm để thu hồi CKPT, kể cả khi chưa đến hạn trả CKPT.
5
Điều 13. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Ngoại trừ các trường hợp vi phạm khác đã có mức phạt vi phạm cụ thể theo quy định tại HĐTD này, Bên B phải có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Bên A và chịu phạt vi phạm theo mức 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm hoặc mức phạt tối đa khác theo quy định của Pháp luật trong từng thời kỳ. Khi phát sinh vi phạm, Bên A sẽ thông báo bằng văn bản về số tiền phạt/bồi thường và thời hạn thanh toán gửi đến Bên B, văn bản thông báo có giá trị ràng buộc nghĩa vụ đối với Bên B.
Nếu Bên B vi phạm quy định tại HĐTD và Bên A phải áp dụng các biện pháp xử lý thu hồi nợ (bao gồm cả biện pháp khởi kiện), Bên B cam kết sẽ bồi thường/bồi hoàn cho Bên A toàn bộ các chi phí hợp lý, trong phạm vi Pháp luật cho phép, bao gồm chi phí luật sư, tố tụng, chi phí đi lại, thông tin liên lạc, sao, chụp, công chứng, dịch thuật tài liệu, chuẩn bị tài liệu tố tụng, phí thi hành án theo đúng thông báo và chứng từ do Bên A cung cấp.
Điều 14. Điều khoản thi hành
Những điều khoản không quy định trong HĐTD này sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của HĐTD này phải được lập thành văn bản và được Các bên thống nhất ký kết bởi người có thẩm quyền mới có giá trị. Các văn bản sửa đổi, bổ sung, KUNN là một phần không tách rời của HĐTD này, bất kỳ văn bản nào dẫn chiếu đến HĐTD này cũng bao gồm các văn bản sửa đổi, bổ sung đó.
(Các) HĐBĐ được nêu trong HĐTD này cũng bao gồm các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế của (các) HĐBĐ đó (nếu có).
Trường hợp nội dung của bất kỳ Điều, khoản nào thoả thuận trong HĐTD này trái với quy định của pháp luật thì Điều, khoản đó không có giá trị áp dụng và các Điều, khoản còn lại của HĐTD này vẫn có giá trị hiệu lực áp dụng. Các bên sẽ tiến hành ký kết lại Hợp đồng sửa đổi, bổ sung các Điều, khoản trái với quy định của pháp luật trong HĐTD này phù hợp với quy định của pháp luật.
HĐTD này được điều chỉnh bởi pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện HĐTD này được giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng giữa Các bên. Trường hợp không tự thương lượng được thì Các bên có quyền đưa ra toà án có thẩm quyền giải quyết.
HĐTD này có hiệu lực kể từ ngày ký và chỉ hết hiệu lực đồng thời đương nhiên thanh lý khi Bên B trả cho Bên A đầy đủ nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, tiền phạt chậm trả lãi và tiền phạt trả nợ gốc trước hạn theo thỏa thuận trong HĐTD này.
HĐTD này được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 01 bản.
Đại diện Bên B
Đại diện Bên A
(Ký tên, đóng dấu-nếu có)
(Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxhop_dong_tin_dung_han_muc_cua_ngan_hang_kienlongbank.docx
Hợp đồng liên quan