Hợp đồng thi công xây dựng công trình giao thông, cầu đường

docx10 trang | Chia sẻ: hopdongchuan | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng thi công xây dựng công trình giao thông, cầu đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG, CẦU ĐƯỜNG
Số........../.
..., ngày..... tháng.... năm....
Theo văn bản ( quyết định, phê duyệt, đề nghị ) hoặc sự thỏa thuận của.........................................
Hôm nay, ngàyTháng nămtại..chúng tôi gồm các bên dưới đây:
CÁC BÊN KÝ HỢP ĐỒNG:
Bên Giao thầu (gọi tắt là bên A):
- Tên đơn vị:...................................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:.... .................................................................................................................
- Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ): ..................................................
- Điện thoại:..........................; Fax:.....................; Email:.............................................( nếu có )
- Số hiệu tài khoản giao dịch tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị:............................
- Mã số thuế:...... ......................................................................................................................
- Thành lập theo quyết định số:..hoặc đăng ký kinh doanh cấp ngày .... tháng .... năm ....
- Theo văn bản ủy quyền số...........................................................................................(nếu có)
Bên nhận thầu (gọi tắt là bên B):
- Tên đơn vị:...................................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:.... .................................................................................................................
- Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ): ..................................................
- Điện thoại:..........................; Fax:.....................; Email:.............................................( nếu có )
- Số hiệu tài khoản giao dịch tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị:............................
- Mã số thuế:...... ......................................................................................................................
- Thành lập theo quyết định số:..hoặc đăng ký kinh doanh cấp ngày .... tháng .... năm ....
- Theo văn bản ủy quyền số...........................................................................................(nếu có)
- Chứng chỉ năng lực hành nghề số:.................do..............................cấp ngày... tháng... năm...
HAI BÊN THOẢ THUẬN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU
Điều 1. Nội dung công việc và sản phẩm của hợp đồng:
Bên A giao cho Bên B thực hiện thi công xây dựng, lắp đặt công trình theo đúng thiết kế được duyệt, được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật:
Phải thực hiện theo đúng thiết kế; bảo đảm sự bền vững và chính xác của các kết cấu xây dựng và thiết bị lắp đặt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
Điều 3. Thời gian và tiến độ thực hiện:
Hợp đồng phải ghi rõ thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành bàn giao sản phẩm của hợp đồng; tiến độ thực hiện từng hạng mục, từng công việc phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Trường hợp Bên giao thầu ký nhiều hợp đồng với Bên nhận thầu để thực hiện các công việc xây dựng thì tiến độ của các hợp đồng phải phối hợp để thực hiện được tổng tiến độ của dự án. Các bên của hợp đồng phải thiết lập phụ lục phần không tách rời của hợp đồng để ghi rõ yêu cầu về tiến độ đối với từng loại công việc phải thực hiện.
Điều 4. Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng:
4.1. Điều kiện nghiệm thu:
+ Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng công trình;
+ Bên A sẽ thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng; từng bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; từng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Đối với các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo;
+ Bên A chỉ nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định;
+ Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
4.2. Điều kiện để bàn giao công trình đưa vào sử dụng:
- Đảm bảo các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
Việc nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng phải thành lập Hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình, thành phần của Hội đồng nghiệm thu theo quy định của pháp luật về nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng.
Điều 5. Bảo hành công trình:
5.1. Bên thi công xây dựng có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình sau khi bàn giao cho Chủ đầu tư. Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra;
5.2. Thời hạn bảo hành công trình được tính từ ngày nhà thầu thi công xây dựng công trình bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình phải bảo hành cho chủ đầu tư (không ít hơn 24 tháng đối với loại công trình cấp đặc biệt, cấp I. Không ít hơn 12 tháng đối với công trình còn lại);
5.3. Mức tiền cam kết để bảo hành công trình:
- Bên B (nhà thầu thi công XD và nhà thầu cung ứng thiết bị CT) có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo mức: % giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục CTXD có thời hạn không ít hơn  tháng; % giá trị hợp đồng đối với công trình có thời hạn không ít hơn  tháng;
- Bên B chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành;
- Tiền bảo hành công trình XD, bảo hành thiết bị công trình được tính theo lãi suất ngân hàng do hai bên thoả thuận. Tiền bảo hành có thể được thay thế bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương, hoặc có thể được gấn trừ vào tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành do hai bên thoả thuận. 
Điều 6. Giá trị hợp đồng:
- Giá hợp đồng: căn cứ sự thoả thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để xác định loại giá hợp đồng
- Giá trị hợp đồng căn cứ loại giá hợp đồng, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc lập quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư và sự thoả thuận của hai bên (đàm phán sau đấu thầu) xác định giá trị hợp đồng
Toàn bộ giá trị của hợp đồng bao gồm giá trị của từng phần việc cụ thể
6.1. Giá trị hợp đồng phần: ............(chi tiết tại phụ lục của HĐ):................................................đ
6.2. Giá trị hợp đồng phần: : ............(chi tiết tại phụ lục của HĐ):................................................đ
6.3. Giá trị hợp đồng phần: : ............(chi tiết tại phụ lục của HĐ):................................................đ
Tổng giá trị hợp đồng: ......................................................................................................đồng
(Chi tiết từng phần được thể hiện cụ thể ở các phụ lục kèm theo của HĐ)
Giá trị hợp đồng trên có thể được điều chỉnh trong các trường hợp:
1. Bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng:
- Nếu khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần khối lượng phát sinh được tính theo đơn giá đó;
- Nếu khối lượng công việc phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì giá trị phát sinh được tính theo đơn giá tại địa phương nơi xây dựng công trình, nếu không có đơn giá tại địa phương hai bên thống nhất xây dựng mức giá mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng;
- Nếu khối lượng công việc thay đổi ( tăng hoặc giảm ) so với hợp đồng lớn hơn % thì hai bên có thể thoả thuận xác định đơn giá mới.
2. Nhà nước thay đổi chính sách: thay đổi tiền lương, thay đổi giá nguyên vật liệu do nhà nước quản lý giá, thay đổi tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc thay đổi các chế độ, chính sách mới làm thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình. Trong trường hợp này chỉ được điều chỉnh khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
3. Trường hợp bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, ... và các thảm hoạ khác chưa lường hết được. Khi đó các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật. 
Điều 7. Thanh toán hợp đồng:
7.1. Tạm ứng:
Việc tạm ứng vốn theo hai bên thoả thuận và được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực. Mức tạm ứng được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
7.2. Thanh toán hợp đồng:
- Hai bên giao nhận thầu thoả thuận về phương thức thanh toán theo thời gian hoặc theo giai đoạn hoàn thành trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành và mức giá đã ký;
- Sau khi bàn giao sản phẩm hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng. Bên A thanh toán nốt cho bên B.
Đối với trường hợp dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài có quy định việc tạm ứng, thanh toán khác quy định trong nước thì thực hiện theo hợp đồng đã ký.
7.3. Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
7.4. Đồng tiền thanh toán:
- Đồng tiền áp dụng để thanh toán: tiền Việt Nam; hoặc ngoại tệ (trong trường hợp thanh toán với nhà thầu nước ngoài có sự thoả thuận thanh toán bằng một loại ngoại tệ)
Điều 8. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu.
- Bên nhận thầu phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng bởi một tổ chức tín dụng có uy tín được bên giao thầu chấp nhận;
- Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không quá.... giá trị hợp đồng tuỳ theo loại hình và quy mô của hợp đồng;
- Giá trị bảo lãnh được giải toả dần theo khối lượng thực hiện tương ứng; 
Điều 9. Bảo hiểm:
Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình, các bên phải mua bảo hiểm theo quy định hiện hành:
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình
- Nhà thầu phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
Điều 10. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp:
- Trong trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên nỗ lực tối đa chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết.
- Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Bất khả kháng:
11.1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,... và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam...
- Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải:
+ Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra
+ Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
11.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình
Điều 12. Tạm dừng, huỷ bỏ hợp đồng
12.1. Tạm dừng thực hiện hợp đồng:
Các trường hợp tạm dừng thực hiện hợp đồng:
- Do lỗi của Bên giao thầu hoặc Bên nhận thầu gây ra;
- Các trường hợp bất khả kháng.
- Các trường hơp khác do hai bên thảo thuận
Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra, nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng xây dựng đã ký kết; trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm dừng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thiệt hại.
Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai bên thoả thuận để khắc phục.
12.2. Huỷ bỏ hợp đồng:
- Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại;
- Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ; nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường;
- Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị huỷ bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền;
Điều 13. Thưởng, phạt khi vi phạm hợp đồng:
13.1. Thưởng hợp đồng:
Nếu Bên B hoàn thành các nội dung công việc của hợp đồng theo đúng tiến độ tại điểm và chất lượng tại điểm của hợp đồng thì Bên A sẽ thưởng cho Bên B là: ....... giá trị hợp đồng (không vượt quá % giá trị phần hợp đồng làm lợi)
13.2. Phạt hợp đồng:
- Bên B vi phạm về chất lượng phạt ..% giá trị hợp đồng bị vi phạm về chất lượng
- Bên B vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng mà không do sự kiện bất khả kháng hoặc không do lỗi của Bên A gây ra, Bên B sẽ chịu phạt ..% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm thời hạn thực hiện.
- Bên B vi phạm do không hoàn thành đủ số lượng sản phẩm hoặc chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng kinh tế thì Bên B phải làm lại cho đủ và đúng chất lượng
Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định mức phạt, các bên có quyền thoả thuận về mức tiền phạt bằng tỷ lệ phần trăm giá trị phần hợp đồng bị vi phạm hoặc bằng một số tuyệt đối.
Tổng số mức phạt cho một hợp đồng không được vượt quá % giá trị hợp đồng bị vi phạm
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên B 
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của bên A:
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên A
 Điều 16. Ngôn ngữ sử dụng:
Ngôn ngữ của Hợp đồng sẽ là tiếng Việt là chính. Trường hợp phải sử dụng cả tiếng Anh thì văn bản thoả thuận của HĐ và các tài liệu của HĐ phải bằng tiếng Việt và tiếng Anh và có giá trị pháp lý như nhau
Điều 17. Điều khoản chung
17.1. Các phụ lục sau là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng này:
- Phụ lục 1: Thời gian và tiến độ thực hiện
- Phụ lục 2: Hồ sơ thiết kế, ...
- Phụ lục 3: tiến độ thanh toán
17.2. Hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến hợp đồng sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước về bảo mật.
17.3. Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng.
17.4. Hợp đồng làm thành 10 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 6 bản, Bên B giữ 4 bản;
17.5. Hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ... (theo sự thoả thuận của 2 bên)
Sau khi đọc lại lần cuối cùng và thống nhất với những nội dung đã ghi trong Hợp đồng, hai bên cùng ký tên dưới đây.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)
II. Các lưu ý đối với hợp đồng xây dựng
1. Nội dung Hợp đồng:
Khó khăn đầu tiên của các bên là xác định được nội dung Hợp đồng, nghĩa là xác định được phạm vi công việc theo Hợp đồng mà một bên phải thực hiện cho Bên kia. Để hiểu rõ tính phức tạp của việc xác định nội dung Hợp đồng thì các bạn hình dung một dự án xây dựng một công trình nào bất kỳ thì thông thường có nhiều hạng mục, nhiều nhà thầu con vì thế nếu không xác định chính xác nội dung công việc phải thực hiện thì rất dễ làm phát sinh các công việc sau này không được thỏa thuận trong Hợp đồng từ đó làm phát sinh thêm chi phí ngoài dự toán.
2. Nghiệm thu công trình/ công việc:
Để đảm bảo việc nghiệm thu được thực hiện một cách rõ ràng và tránh tranh chấp thì cần thỏa thuận rõ các tiêu chí sau đây:
- Chất lượng, tiêu chuẩn công trình, hạng mục hoặc công việc, sản phẩm hoàn thành.
- Thành phần nghiệm thu gồm những ai và bắt buộc các bên phải ký xác nhận vào Biên bản nghiệm thủ. Công việc được xem là đã nghiêm thu khi tất cả các bên (Chủ đầu tư, Nhà thầu, Bên Tư vấn,) đều xác nhận đồng ý nghiệm thu công việc và không có bất kỳ ý kiến yêu cầu khắc phục, sửa chữa đối với bất kỳ hạng mục, công việc nào.
3. Thời hạn liên quan đến công việc:
Quy định rõ và logic các điều khoản về thời gian để đảm bảo công trình được hoàn thiện trong thời hạn yêu cầu, tránh được những lần gia hạn hoặc bỏ dỡ công trình trong quá trình thực hiện. Lưu ý đến nghĩa vụ thời hạn của các Nhà thầu có các công việc liên quan đến nhau để tránh ảnh hưởng sự vi phạm của nhà thầu này làm kéo théo sự gia hạn thời gian của nhà thầu khác. Một số nội dung về thời hạn cần lưu ý như sau:
- Thời hạn hoàn thành công việc (công trình): đây là thời hạn quan trọng đầu tiên cần quan tâm và thiết lập các điều khoản hợp đồng thật chặt chẽ. Lưu ý đến thời hạn do kéo dãi thời gian chậm trễ hoặc khắc phục các sai sót, sửa chữa. Nên thiết lập làm sao để đảm bảo công trình không vượt quá một mức thời gian tối đa cho phép.
- Thời hạn hoàn thành việc khắc phục các sai xót, sửa chữa công trình, hoàn thành mà không đạt yêu cầu nên quy định thời hạn tối đa để hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa này. Nêu như quá thời hạn đó nghĩa là Chủ đầu tư/ Bên thuê dịch vụ được quyền thuê đơn vị khác thực hiện và yêu cầu bên kia bồi thường và phạt vi phạm,
- Lưu ý đối với các thông báo yêu cầu của các bên: Để đảm bảo việc xác định vi phạm cũng như giới hạn các mốc thời hạn thì nên thỏa thuận điều khoản thông báo yêu cầu chặt chẽ như: địa chỉ, đơn vị nhận hoặc người đại diện, hình thức thông báo, Đặc biệt lưu ý đến trường hợp có sự thay đổi địa chỉ hoặc thay đổi người nhận, pháp nhân,
4. Bảo lãnh, thanh toán.
Nghĩa vụ bảo lãnh của Nhà thầu để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, bảo hành công trình vì thế đây là điều khoản nhằm để bảo vệ Chủ đầu tư/ Bên thuê tư vấn tránh được những rủi ro do Nhà thầu/ Bên cung cấp dịch vụ có thể gây ra.
Việc bảo lãnh này nên thiết lập liên quan mật thiết đến điều khoản thanh toán, điều khoản thực hiện công việc và điều khoản bảnh hành công trình, công việc.
5. Phạt vi phạm, đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
Nội dung vi phạm: Trong hoạt động xây dựng có nội dung công việc khá rộng nên những vi phạm phát sinh từ đó cũng rất khác nhau. Có những vi phạm có thể ảnh gây ra hậu quả nghiệm trọng những cũng có những vi phạm không tác động nhiều đến bên bị vi phạm. Vì thế cần xác định hai loại vi phạm cơ bản là vi phạm nhẹ (có thể yêu cầu khắc phục, cảnh cảo trước) và loại vi phạm nghiệm trọng (xử phạt, bồi thường và có thể là căn cứ để đơn phương chấm dứt Hợp đồng).
Chế tài (xử lý vi phạm): Trong bất kỳ Hợp đồng này thì việc thỏa thuận điều khoản về chế tài để xử lý vi phạm là một việc khó khăn và có thể làm cho việc ký kết Hợp đồng không thể thực hiện được. Nhưng nếu các bên né tránh điều khoản này mà quy định sơ sài thì có sau này sẽ không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình khi bên kia vi phạm. Điều khoản này nên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mức phạt vi phạm do nghĩa vụ chậm thanh toán hoặc chậm hoàn thành công việc theo yêu cầu: thông thường các bên hay phạt là 0,05%/ngày vi phạm nhưng không quá X ngày. Nếu vi phạm diễn ra quá X ngày thì tùy tình huống mà các bên sẽ tiến hành các công việc như: Đơn phương chấm dứt Hợp đồng, khởi kiện ra tòa, thay đổi chế tài khác (tăng nặng chế tài),
- Thỏa thuận bồi thường thiệt hại: Khác với chế tài phạt hợp đồng bị giới hạn trong lĩnh vực xây dựng là 12%, chế tại bồi thường thiệt hại không giới hạn mức bồi thường mà là thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó. Thông thường các đơn vị Nhà thầu/ Nhà tư vấn nhỏ rất sợ điều khoản bồi thường thiệt hại này. Họ sẵn sằng nâng mức phạt vi phạm lên 15% hoặc 20% (trong khi luật cho phép tối đa là 12%) giá trị hợp đồng bị vi phạm nhưng cố gắng bỏ điều khoản bồi thường thiệt ra khỏi Hợp đồng. Một vi phạm ở một công việc nào đó trong dự án thi công công trình có thể ảnh hường đến các công việc hoặc hạng mục khác hoặc thậm chỉ ảnh hưởng đến cả dự án vì thế đối với một dự án có số vốn đầu tư lơn thì thiệt hại xảy ra cực kỳ lớn. Thiệt hại lớn đồng nghĩa với trách nhiệm bồi thường lớn, các khoản thiệt hại gây ra cho Chủ đầu tư hoặc Bên thuê dịch vụ và trong một số trường hợp có thể gây ra cho Bên thứ ba (đơn vị Nhà thầu khác). Vì thế đối với một dự án có số vốn lên đến cả 100 tỷ mà khi thuê một nhà tư vấn thực hiện những gọi thầu nhỏ như tư vấn giám sát, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, khảo sát địa chất, địa hình, có giá trị từ dưới 100 triệu đến vài trăm triệu mà quy định chế tài bồi thường thiệt hại quả là một rủi ro lớn cho Nhà thầu/Nhà tư vấn. Nhưng để bảo vệ quyền lợi của Chủ đầu tư/Bên thuê dịch vụ thì nên lưu ý Hợp đồng phải có điều khoản bồi thường thiệt hại. Quy định này cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của Nhà thầu/ Bên tư vấn.
Xử lý vi phạm do không hoàn thành công trình đúng thời hạn (sau khi đã gia hạn) hoặc chất lượng công trình không đạt yêu cầu. Cũng xin lưu ý đến việc xử lý vi phạm đối với trường hợp không khắc phục các sai sót, sửa chữa trong thời hạn theo quy định của Hợp đồng.
Trên đây là một số lưu ý cơ bản, bên cạnh đó trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến Hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, các bên cũng nên lưu ý thêm các điều khoản khác như: quyền ra vào công trình, ký xác nhận nhật ký công trình, an toàn lao động, bảo mật thông tin, chất lượng nhân sự và thay đổi nhân sự,

File đính kèm:

  • docxhop_dong_thi_cong_xay_dung_cong_trinh_giao_thong_cau_duong.docx
Hợp đồng liên quan