Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa về việc mua bán thực phẩm

docx4 trang | Chia sẻ: hopdongchuan | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa về việc mua bán thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2019
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC MUA BÁN HÀNG HÓA
Về việc mua bán thực phẩm
Số: 12/2019/HĐKT-ABC
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
Căn cứ Luật thương mại năm 2005;
Căn cứ khả năng và nhu cầu thực tế của các bên,
Hôm nay, ngày 09 tháng 09 năm 2019, tại Trụ sở Công ty TNHH ABC – số 99 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, chúng tôi gồm:
BÊN MUA: CÔNG TY CỔ PHẨN DỊCH VỤ JKL
Mã số thuế: 0127632364
Địa chỉ trụ sở: 12 phố Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Số tài khoản: 099827581337 – Ngân hàng TMCP MNQ – Chi nhánh Đông Đô
Số điện thoại: 02825662975
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phan Huy Tú – Giám đốc
(Sau đây gọi tắt là “Bên A”)
BÊN BÁN: CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SẠCH ABC
Mã số thuế: 089582757
Địa chỉ trụ sở: 99 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Số tài khoản: 099816478747 – Ngân hàng TMCP MNQ – Chi nhánh Thành Công
Số điện thoại: 02814634676
Người đại diện: Bà Trịnh Như Nguyệt – Giám đốc (theo Giấy ủy quyền số 12/2019/UQ-ABC ngày 17/05/2019)
(Sau đây gọi tắt là “Bên B”)
Cùng tự nguyện giao kết hợp đồng này với nội dung sau:
Điều 1. Nội dung thỏa thuận
Bên A là doanh nghiệp kinh doanh bán thực phẩm. Bên B có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Bên A để Bên B thực hiện kinh doanh nhà hàng. Do vậy, hai bên thiện chí cùng thống nhất ký kết Hợp đồng này với nội dung Bên A bán thực phẩm cho Bên B và Bên B thanh toán tiền cho Bên A theo từng Hợp đồng mua bán thực phẩm.
Hợp đồng này mang tính nguyên tắc, chứa những điều khoản chung. Bên A cung cấp cho Bên B theo từng lô hàng mà Bên B yêu cầu. Trong trường hợp từng Hợp đồng mua bán thực phẩm căn cứ dựa vào Hợp đồng này có quy định khác hoặc không quy định thì áp dụng nội dung tại Hợp đồng này.
Điều 2. Cách thức thực hiện hợp đồng
2.1. Sau khi ký kết Hợp đồng nguyên tắc này, hai bên sẽ tiếp tục ký kết các Hợp đồng mua bán thực phẩm.
2.2. Tùy thuộc vào thời hạn và loại thực phẩm cung cấp của từng Hợp đồng mua bán thực phẩm, Bên A có trách nhiệm vận chuyển thực phẩm tới địa chỉ do Bên B chỉ định. Nếu phát hiện thực phẩm bị lỗi, hỏng, quá hạn, không đảm bảo chất lượng hoặc có thông tin sai khác với Biên bản giao nhận và/hoặc Hợp đồng mua bán thực phẩm, người có thẩm quyền nhận của Bên B phải thông báo ngay cho Bên A để Bên A xác nhận, sửa đổi, bổ sung (nếu có). Người có thẩm quyền nhận của Bên B xác nhận vào Biên bản giao nhận theo đúng tình trạng thực tế tại thời điểm nhận.
2.3. Bên B có quyền trả lại thực phẩm trong trường hợp thực phẩm bị lỗi, hỏng, quá hạn, không đảm bảo chất lượng hoặc có thông tin sai khác với Biên bản giao nhận hoặc/và Hợp đồng mua bán thực phẩm. Bên A phải chuyển lại thực phẩm tương ứng với phần mà Bên B trả lại trong thời hạn mà Bên B yêu cầu (nếu có). Nếu Bên B không phát hiện được lỗi của thực phẩm tại thời điểm giao nhận mà Bên B bắt buộc phải biết thì Bên B không có quyền trả lại thực phẩm.
2.3. Phương tiện vận chuyển do Bên A quyết định. Bên A có trách nhiệm xếp dỡ thực phẩm xuống cho Bên B.
2.4. Bên B thanh toán cho Bên A giá trị hợp đồng theo từng Hợp đồng cung cấp dịch vụ.
Điều 3. Thanh toán
3.1. Bên B thanh toán bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt cho Bên A giá trị hợp đồng của từng Hợp đồng mua bán thực phẩm.
3.2. Thời hạn thanh toán: Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Bên B nhận đủ hàng hóa, chứng từ, hóa đơn GTGT và các giấy tờ khác (nếu có).
3.3. Hạn mức công nợ tối đa: 25.000.000 đồng/tháng (Hai mươi lăm triệu đồng trên một tháng).
3.4. Trường hợp Bên B chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì Bên B phải trả thêm cho Bên A một khoản tiền lãi chậm thanh toán bằng 150% lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lãi suất trả sau, áp dụng cho khách hàng cá nhận do Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán đối với khoản tiền chậm trả cho khoảng thời gian chậm trả.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
4.1.1. Có nghĩa vụ vận chuyển đúng số lượng, chủng loại, chất lượng và đúng thời hạn cho Bên B.
4.1.2. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.
4.1.2. Có nghĩa vụ tiếp nhận phản hồi của Bên A khi phát hiện thực phẩm bị lỗi, hỏng, quá hạn, không đảm bảo chất lượng hoặc có thông tin sai khác với Biên bản giao nhận và/hoặc Hợp đồng mua bán thực phẩm.
4.1.3. Có quyền yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
4.1.4. Có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và từng Hợp đồng mua bán thực phẩm.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
4.2.1. Có quyền kiểm tra thực phẩm khi giao nhận.
4.2.2. Có quyền thông báo, phản hồi lại cho Bên B khi Bên B giao hàng cho Bên A mà phát hiện thực phẩm bị lỗi, hỏng, quá hạn, không đảm bảo chất lượng hoặc có thông tin sai khác với Biên bản giao nhận và/hoặc Hợp đồng mua bán thực phẩm.
4.2.3. Có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho Bên A.
4.2.4. Có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và từng Hợp đồng mua bán thực phẩm.
Điều 5. Phạt vi phạm hợp đồng
5.1. Trong trường hợp bên nào vi phạm nội dung thỏa thuận trong hợp đồng này và/hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ, nếu Hợp đồng cung cấp dịch vụ không quy định khác thì bên đó chịu mức phạt vi phạm hợp đồng là 50%/giá trị Hợp đồng mua bán thực phẩm.
5.2. Trong trường hợp phát sinh thiệt hại do sự vi phạm thỏa thuận của một bên thì bên kia có trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại phát sinh.
Điều 6. Chấm dứt hợp đồng
6.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2020. Trong trường hợp quá thời hạn trên mà bên nào chưa hoàn thành nghĩa vụ thì hiệu lực của hợp đồng này kéo dài cho đến ngày bên đó hoàn thành nghĩa vụ.
6.2. Hợp đồng này chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
6.2.1. Hết ngày 31/12/2020 và Bên B hoàn trả đầy đủ công nợ, hợp đồng này đương nhiên chấm dứt;
6.2.2. Các bên cùng đồng ý thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
6.2.3. Một trong các bên gặp phải sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dẫn đến không thể tiếp tục thực hiện được hợp đồng.
6.3. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng này với điều kiện phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước 15 (mười lăm) ngày. Bên B phải hoàn trả đầy đủ công nợ cho Bên A trong thời gian nói trên.
Điều 7. Giải quyết tranh chấp
Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp thương lượng không thành, một bên có quyền đưa ra vụ việc tranh chấp ra Tòa án để giải quyết.
Điều 8. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày bên sau cùng ký và đóng dấu.
Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản, mỗi bên giữ 02 (hai) bản và có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN A
BÊN B

File đính kèm:

  • docxhop_dong_nguyen_tac_mua_ban_hang_hoa_ve_viec_mua_ban_thuc_ph.docx
Hợp đồng liên quan