Hợp đồng gia công may đồng phục

docx9 trang | Chia sẻ: hopdongchuan | Ngày: 16/09/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng gia công may đồng phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
., ngày ..tháng.. năm .
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG MAY ĐỒNG PHỤC
Số: /HĐGCĐP
       – Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
              – Căn cứ: Bộ luật thương mại Số 36/2005/QH11;
              – Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày . tháng. năm .., tại địa ., chúng tôi bao gồm:
BÊN A: ..
Mã số thuế: ..
Địa chỉ: 
Email: ..
Số điện thoại liên lạc: ..
Fax:..
Đại diện: ..
Căn cứ đại diện: 
Chức danh: ..
BÊN B: ..
Mã số thuế: ..
Địa chỉ: 
Email: ..
Số điện thoại liên lạc: .
Fax:..
Đại diện: ..
Căn cứ đại diện: 
Chức danh: ..
Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng số ../HĐGCĐP với những nội dung sau đây:
Điều 1: Đối tượng của hợp đồng
Hai bên thỏa thuận về việc bên A đồng ý thuê bên bên B thực hiện gia công đồng phục nhân viên cho bên A như sau:
1. Sản phẩm thi công
Nam
Nữ
Đơn giá thi công (VNĐ/chiếc)
Thành tiền ( VNĐ)
Số lượng áo
..
..
Số lượng quần (Nam) Số lượng váy ( Nữ)
.
Tổng cộng
Bằng chữ:..
2. Quy cách sản phẩm:
– Bên B gia công thực hiện may theo đúng số đo của nhân viên trong danh sách bên A cung cấp. Danh sách này được gửi cho bên B trong vòng  ngày kể từ ngày hợp đồng này có hiệu lực.
– Quy cách sản phẩm: Quy định trong phụ lục 1 đi kèm với hợp đồng này.
Điều 2: Cung cấp nguyên liệu
1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gồm:
a) Tên từng loại  Số lượng .. Chất lượng .
b) Thời gian giao  Tại địa điểm: ..
c) Trách nhiệm bảo quản: Bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.
2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:
a) Tên từng loại   Số lượng ..
Đơn giá .
b) Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là: .VNĐ
Điều 3: Thực hiện gia công và giao sản phẩm
1. Thời gian gia công
Bên B bắt đầu sản xuất từ:  Ngày. tháng..năm
Bên B phải hoàn thành sản xuất trong vòng . ngày ( tức kết thúc sản xuất vào ngày.tháng.năm )
Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theo đúng mẫu sản phẩm đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất .
2. Thời gian giao nhận sản phẩm                       
a) Đợt 1: Ngàytháng..năm
– Địa điểm ..
b) Đợt 2: Ngàytháng..năm
– Địa điểm ..
c) Đợt 3: Ngàytháng..năm
– Địa điểm ..
Nếu bên A không nhận hàng đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho làVNĐ
Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian địa điểm thì sẽ phải bồi thường các chi phí phát sinh, hai bên sẽ thỏa thuận về chi phí này trong vòng . kể từ ngày bên B giao hàng.
3.  Địa điểm nhận hàng: tại trụ sở của bên A
Địa chỉ: .
4. Bên A chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận chuyển với bên vận chuyển, kinh phí vận chuyển sẽ được bên A bao gồm trong phần thanh toán.
5. Các giấy tờ và chứng từ của hàng hóa: Bên A có trách nhiệm giao cho bên A các chứng từ, giấy tờ, giấy chứng minh sự đủ tiêu chuẩn của hàng hóa theo luật định và theo thỏa thuận giữa các bên
6. Kiểm tra sản phẩm: Khi sản phẩm được vận chuyển tới trụ sở của bên A, bên A có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm trước khi nhận sản phẩm.
– Trong trường hợp sản phẩm đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận của hai bên và theo luật định, bên A có nghĩa vụ nhập hàng hóa vào kho, đồng thời chuẩn bị các giấy tờ chứng minh sản phẩm đã được chuyển giao.
– Trong trường hợp sản phẩm không đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận của hai bên và theo luật định, bên A có quyền hoàn trả lại các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Khi đó, bên B có nghĩa vụ giao lại cho bên A số hàng đã đạt tiêu chuẩn tương ứng với số sản phẩm bên A hoàn trả trong vòng ngày. Nếu bên B không thể thực hiện được thì bên B có nghĩa vụ bồi thường cho A số tiền đúng với giá trị số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn mà bên A hoàn trả. 
7. Sau khi bên A đã kiểm tra và nhận hàng, nếu có sự phát hiện hư hỏng hoặc không đạt tiêu chuẩn về hàng hóa trong vòng.ngày, hai bên sẽ tự thỏa thuận để có giải pháp giải quyết.
Điều 4: Thanh toán
1. Tổng giá trị hợp đồng: Quy định tại Điều 1 của hợp đồng này.
2. Bên B thanh toán theo 2 đợt
– Đợt 1: Thanh toán .% giá trị hợp đồng trong vòng .. ngày trước khi bên  B giao hàng
– Đợt 2: Thanh toán .% giá trị sản phẩm trong vòng  ngày sau khi bên A nhận sản phẩm.
3. Số tiền theo khoản 2 bên trên đã bao gồm chi phí vận chuyển.
4. Số tiền theo khoản 2 bên trên chưa trừ chi phí vốn mà bên B đã bỏ ra
5. Bên A thanh toán bằng cách chuyển khoản:
– Số tài khoản:
– Tên tài khoản:.
– Ngân hàng:.
– Chi nhánh:..
6. Bên B có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ chứng minh đã thanh toán cho bên A trong vòng . ngày kể từ ngày bên B thanh toán.
7. Bên A có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ chứng minh đã nhận thanh toán trong vòng .. ngày kể từ khi bên B cung cấp giấy tờ chứng minh đã chuyển khoản cho bên A.
8. Mọi sự thay đổi về giá trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận với nhau để có một thỏa thuận về giá mới phù hợp với thực tế.
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
– Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên B, trừ trường hợp có thoả thuận khác; cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công;
– Chỉ dẫn cho bên B thực hiện hợp đồng;
– Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên B.
– Trả tiền công theo đúng thoả thuận.
2. Bên B có các quyền sau đây:
– Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, cho thuê hoặc cho mượn, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;
– Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
– Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
– Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng;
– Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên A đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên B
1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
– Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung cấp;
– Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên A về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
– Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; trường hợp không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra;
– Giao sản phẩm cho bên A đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;
– Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra;
– Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên A cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A.
– Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên A sau khi hoàn thành hợp đồng.
– Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Bên B có các quyền sau đây:
– Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;
– Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên A;
– Yêu cầu bên A trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.
Điều 7: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1. Vi phạm về chất lượng: (làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu ) Do hai bên thỏa thuận.
2. Vi phạm số lượng: Nguyên vật liệu hư hỏng phải bồi thường nguyên vật liệu theo giá hiện thời
3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: Phạt vi phạm  %  giá trị hợp đồng.
4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Bồi thường theo tỉ lệ lãi xuất lãi xuất ngân hàng %
5. Hai bên thỏa thuận phạt vi phạm đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng  không thuộc 4 khoản trên của điều này như sau:
Vi phạm lần 1 với số tiền là  VNĐ
Vi phạm lần 2 với số tiền  VNĐ
6. Nếu một bên vi phạm hơn . lần đối với một nghĩa vụ hoặc hơn .. nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thanh toán phí vi phạm hợp đồng và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
7. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bổi thường thiệt hại, theo đó, bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà hành vi vi phạm đó trực  tiếp gây hậu quả.
Điều 8: Chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Theo thoả thuận của hai Bên;
– Do bất khả kháng;
– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;
– Theo quy định của pháp luật.
2. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại trước ba mươi ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
3. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
4. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.
5. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí  Bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.
6. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng
Điều 9:  Sự kiện khách quan và bất khả kháng
1. Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên tiến hành thỏa thuận trong vòng 01 tháng kể từ ngày được biết về sự kiện xảy ra về việc tạm ngưng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
2. Hai bên thỏa thuân về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng
– Thời gian tạm ngưng hợp đồng,
– Áp dụng các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tổn thất
– Trách nhiệm của các bên để khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra
-
Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên
3. Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra.
4. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:
– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Điều 10: Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất  lần trong vòng .tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.
2. Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Điều 11: Hiệu lực hợp đồng
1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày  tháng năm đến ngày tháng năm.
2.Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp Đồng này không thể thực thi hoặc bị vô hiệu do thoả thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp Đồng vẫn được đảm bảo thi hành.
Điều 12: Điều khoản cuối cùng
1. Hợp đồng này được kí kết tại , vào ngày . tháng . năm  
2. Hợp đồng được lập  thành ..bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày . tháng . năm  Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.
                        Bên A                                                              Bên B
            ( Đại diện bên A ký)                                   ( Đại diện bên B ký)

File đính kèm:

  • docxhop_dong_gia_cong_may_dong_phuc.docx
Hợp đồng liên quan