Hồ sơ mời thầu

doc63 trang | Chia sẻ: congthanh | Lượt xem: 5183 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hồ sơ mời thầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐẦU TƯ
--------- o0o ---------
HỒ SƠ MỜI THẦU
 Công trình :
 Gói thầu :
Vĩnh Phúc 07/2004
MỤC LỤC HỒ SƠ MỜI THẦU
Mở đầu
01- Thư mời thầu
02- Kế hoạch đấu thầu
03- Giới thiệu chung
Phần I : Chỉ dẫn chung đối với Nhà thầu
01- Cơ quan Chủ Đầu tư
02- Nội dung gói thầu
03- Phương thức đấu thầu
04- Điều kiện thi công công trình
 + Điều kiện giao thông
 + Điều kiện cung cấp điện
 + Điều kiện cung cấp nước
 + Kho bãi lán trại thi công
 + Điều kiện an toàn và vệ sinh công trường
05- Điều kiện dự thầu
 + Giấy phép hành nghề và Đăng ký kinh doanh
 + Năng lực tài chính
 + Năng lực về nhân sự
 + Năng lực về thíêt bị thi công
 + Kinh nghiệm thi công
06- Yêu cầu kỹ thuật
07- Giải thích hồ sơ mời thầu
08- Khảo sát hiện trường
09- Nguồn vốn
10- Hồ sơ dự thầu
 + Đơn dự thầu và thư giảm giá dự thầu
 + Bảo lãnh dự thầu
 + Giấy phép hành nghề và bản đăng ký kinh doanh
 + Các bản kê khai năng lực Nhà thầu
 + Thuyết minh kỹ thuật và biện pháp thi công
 + Tiến độ thi công công trình
 + Dự toán dự thầu
 + Hồ sơ dự thầu
 + Đóng gói hồ sơ dự thầu
11- Nộp hồ sơ dự thầu
 + Địa điểm nộp hồ sơ dự thầu
 + Thời gian cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu
 + Thủ tục đóng thầu
12- Thủ tục sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu
13- Thủ tục mở hồ sơ dự thầu
14- Đánh giá hồ sơ dự thầu
 + Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu
 + Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu
 + Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn và xếp hạng Nhà thầu 
15- Thông báo trúng thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng
Phần II : Điều kiện của Hợp đồng
01- Điều khoản chung
02- Trách nhiệm của bên mời thầu
03- Trách nhiệm của Nhà thầu
04- Nhà thầu phụ (nếu có)
05- Điều chỉnh khối lượng
06- Tiến độ thi công
07- Thanh toán, quyết toán
08- Bảo hành công trình
09- Bảo hiểm công trình
10- Tạm ngừng hợp đồng 
Phần III : Các biểu mẫu
01- Đơn dự thầu 
02- Bảo lãnh dự thầu
03- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
04- Thông tin chung của Nhà thầu
05- Số liệu về tài chính của Nhà thầu
06- Hồ sơ kinh nghiệm
07- Bố trí nhân lực
08- Thiết bị thi công
09- Sơ đồ tổ chức thi công
10- Bảng tổng hợp giá dự thầu
11- Bảng phân tích đơn giá dự thầu
12- Hợp đồng kinh tế
Phần IV : Bảng tiên lượng khối lượng
Phần V : Bản vẽ thi công xây lắp
Mở đầu
Chủ đầu tư Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ------------***------------
Thư mời thầu
	Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2004
Kính gửi : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chủ Đầu tư triển khai đấu thầu xây dựng công trình: . . . . .
Chủ Đầu tư mời các Nhà thầu tới tham dự đấu thầu xây lắp công trình trên.
- Nhà thầu được sẽ mua một bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh 
- Địa điểm mua hồ sơ: Tại ... , tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian bán hồ sơ: Từ ....... ngày ....... tháng ....... năm 2004.
- Tiền mua hồ sơ mời thầu: 500.000đ (Việt Nam) (Năm trăm ngàn đồng Việt Nam).
- Hồ sơ dự thầu phải kèm theo một bảo lãnh dự thầu với số tiền là: 25.000.000 (Hai mươi lăm triệu đồng Việt Nam) do một ngân hàng Thương mại Nhà nước có đủ tư cách pháp nhân cấp hoặc bằng tiền mặt.
- Ngày nộp hồ sơ dự thầu: Chậm nhất ngày ....... tháng ....... năm 2004
- Tại . . . Vĩnh Phúc 
- Hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai vào ngày ....... tháng ....... năm 2004
- Tại ...
	chủ Đầu tư
Chủ đầu tư Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ------------***------------
kế hoạch đấu thầu
Công trình :
Gói thầu :
STT
Nội dung công việc
Từ (giờ -ngày)
Đến (giờ-ngày)
Địa điểm
1
Bán hồ sơ mời thầu
2
Tổ chức tham quan khảo sát hiện trường
3
Tiếp nhận ý kiến của các Nhà thầu, trả lời, giảI thích các ý kiến của các Nhà thầu
4
Nhà thầu nộp bảo lãnh dự thầu và Hồ sơ dự thầu
5
Mở thầu
6
Thông báo trúng thầu
7
Ký kết hợp đồng vói đơn vị trúng thầu
8
9
	chủ Đầu tư
Giới thiệu chung
1. Đặc điểm chung
 + Vị trí địa lý : …
 + Đặc điểm địa hình : …
 + Đặc điểm khí hậu : …
2. Phạm vi đấu thầu : …
Phần I :
Chỉ dẫn chung đối với Nhà thầu
Mục đích chỉ dẫn là để cung cấp cho các Nhà thầu tham gia đấu thầu biết những thông tin cần thiết về gói thầu, về cách chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu.
Những thông tin chủ yếu trong quá trình đấu thầu bao gồm các thông tin liên quan về gói thầu, yêu cầu về năng lực của Nhà thầu, điều kiện để trao hợp đồng … và các thông tin khác mà Bên mời thầu xét thấy cần thiết.
Chỉ dẫn Nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau :
1.1. Cơ quan chủ đầu tư:
…
Địa chỉ: … Vĩnh Phúc.
Điện thoại: 0211… 
Fax: 0211…
1.2. Nội dung gói thầu:
…
1.3 Phương thức đấu thầu:
Phương thức đấu thầu: 01 túi hồ sơ: Kỹ thuật + Tài chính.
1.4 Điều kiện thi công công trình:
1.4.1 Điều kiện giao thông:
Mặt bằng công trình có đường … chạy qua.
1.4.2 Điều kiện cung cấp điện:
Điện phục vụ thi công bao gồm: Diện dùng cho thiết bị thi công, điện dùng cho sinh hoạt và chiếu sáng được lấy từ nguồn điện … Vĩnh Phúc.
Bên mời thầu sẽ tạo điều kiện cho Nhà thầu được sử dụng nguồn điện có sẵn như đã nêu ở trên để phục vụ thi công công trình, nhưng Nhà thầu phải tự lo phương tiện và thiết bị truyền dẫn. Nhà thầu phải ký Hợp đồng và thanh toán chi phí tiêu thụ điện năng với Ban quản lý công trình.
1.4.3 Điều kiện cung cấp nước:
Nước phục vụ cho thi công và sinh hoạt được lấy từ nguồn nước của … Vĩnh Phúc.
Bên mời thầu sẽ tạo điều kiện cho Nhà thầu được sử dụng nguồn nước này nhưng Nhà thầu phải tự lo phương tiện và thiết bị dẫn nước cũng như bể chứa nước dự trữ nếu cần thiết. Nhà thầu phải ký Hợp đồng và thanh toán chi phí tiêu thụ nước với Ban quản lý công trình.
Trường hợp nguồn nước có sẵn không đủ dùng để phục vụ cho thi công công trình, các nhà thầu phải có phương án khoan giếng lấy nước để chủ động phục vụ cho công việc của mình tại công trình.
1.4.4 Kho bãi, lán trại thi công:
Bên mời thầu sẽ chỉ định cho Nhà thầu phạm vi khu vực được phép sử dụng, quản lý phục vụ cho công tác thi công của Nhà thầu. Nhà thầu sẽ tự sắp xếp xây dựng kho bãi, lán trại phù hợp với điều kiện thi công của mình. Toàn bộ chi phí cho công việc này Nhà thầu tự lo.
Sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình, toàn bộ kho bãi, lán trại Nhà thầu phải có trách nhiệm dỡ bỏ, thu dọn, vệ sinh khu vực công trường Nhà thầu sử dụng trả lại môi trường nguyên vẹn cho công trình.
Toàn bộ diện tích nhà thầu sử dụng phải giao lại cho bên mời thầu ngay sau khi kết thúc thi công công trình.
1.4.5 Điều kiện an ninh và vệ sinh môi trường:
Điều kiện an toàn và an ninh:
Mặt bằng xây dựng là khu đất trống vì vậy Nhà thầu phải tuân thủ các quy định của Ban quản lý về an toàn và quản lý mặt bằng.
Điều kiện vệ sinh môi trường:
Nhà thầu phải có biện pháp phòng ngừa các tác nhân gây hại đến môi trường sống và môi trường làm việc trong và ngoài công trình thi công xây lắp.
Chuẩn bị tốt các phương tiện vệ sinh công cộng nhằm tránh tác nhân gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại hiện trường, nơi ở và sinh hoạt.
Nghiêm cấm việc làm ảnh hưởng hoặc phá hoại cây cối, hệ thực vật xung quanh công trình.
Có biện pháp hạn chế khí thải, khói, tiếng ồn của các thiết bị thi công.
1.5 Điều kiện dự thầu:
Các nhà thầu có đủ tư cách pháp nhân theo luật định và phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1.5.1 Đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề.
Nhà thầu phải có đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp có quy mô vừa là lớn do cơ quan có thẩm quyền cấp có phạm vi hoạt động và thời hạn đáp ứng công trình đấu thầu.
1.5.2 Năng lực tài chính.
Nhà thầu phải có đủ khả năng, năng lực về tài chính và nguồn vốn được huy động để đăa vào thi công công trình đấu thầu.
Nhà thầu cần kê khai năng lực về tài chính của Nhà thầu như sau:
- Vốn cố định.
- Vốn lưu động.
- Nguồn vốn vay để thi công công trình.
- Doanh thu 03 năm liền từ 2000 đến 2002..
- Bảng tổng kết tài sản đến ngày 31 tháng 12 năm 2002
- Các hợp đồng thi công xây lắp có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên đã và đang thực hiện trong 05 năm.
1.5.3 Năng lực về thiết bị thi công:
- Nhà thầu phải có đầy đủ năng lực về máy móc, vật tư và thiết bị chuyên dùng để thi công, đáp ứng quy mô, nội dung và yêu cầu kỹ thuật (xem phần yêu cầu kỹ thuật) trong hồ sơ mời thầu và của thiết kế đề ra.
- Nhà thầu kê khai các chúng loại thiết bị, máy móc, vật tư và thiết bị chuyên dung sẽ được sử dụng cho công tác thi công công trình dự thầu này theo mẫu 06 phụ lục trong hồ sơ mời thầu.
- Nhà thầu cần khai rõ loại thiết bị nào nhà thầu tự có, loại thiết bị nào do hợp tác liên doanh hoặc thuê. Thời gian và khả năng huy động thiết bị tới công trình đấu thầu.
1.5.4. Năng lực về nhân sự.
- Nhà thầu phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý có đủ trình độ và kinh nghiệm điều hành thi công, có đội ngũ công nhân đủ số lượng và trình độ tay nghề đáp ứng các nội dung công việc nêu trong Hồ sơ mời thầu. Nhà thầu phải kế khai năng lực nhân sự của Nhà thầu cũng như nhân sự đưa vào thi công xây lắp công trình đấu thầu.
Nội dung kê khai:
- Cán bộ kỹ thuật và quản lý: Số lượng, bằng cấp, trình độ nghiệp vụm năm công tác.
- Công nhân các loại: Số lượng, cấp bậc thợ, trình độ, năm công tác.
1.5.5- Truyền thống, kinh nghiệm:
- Truyền thống và kinh nghiệm thi công của nhà thầu thể hiện thông qua bản giới thiệu năng lực của Nhà thầu: Các công trình đã và đang thi công có điều kiện và quy mô tương tự như công trình đấu thầu, các hợp đồng, giá trị hợp đồng và thời hạn hoàn thành.
- Danh sách các hợp đồng thực hiện trong vòng 05 năm qua có tính chất tương tự như công trình (hoặc gói thầu) đang xin tham dự.
1.6 Yêu cầu kỹ thuật:
1.6.1 Yêu cầu kỹ thuật chung:
- Thi công xây lắp theo bản vẽ và các yêu cầu của thiết kế.
- Tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm của Nhà nước (TCVN) và của các ngành có liên quan.
- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy phạm kỹ thuật do chủ đầu tư đề ra dựa trên cơ sở các văn bản Nhà nước ban hành.
1.6.2 Các tiêu chuẩn áp dụng:
a. Các tiêu chuẩn về vật liệu:
- Xi măng Poóc lăng, yêu cầu kỹ thuật
TCVN 2682 - 92
- Cát xây dựng yêu cầu kỹ thuật
TCVN 1770 - 86
- Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng, yêu cầu kỹ thuật
TCVN 1771 - 87
- Nước cho bê tông và vữa, yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4506 - 87
- Cốt thép cho bê tông, yêu cầu kỹ thuật
TCVN 1651-1985
- Gạch đặc đất sét nung, yêu cầu kỹ thuật
TCVN 1451 - 86
- Vữa xây dựng, yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4314 - 86
- Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng
TCVN 4459 - 87
- Bê tông nặng yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên 
TCVN 5592 -1991
- Bê tông nặng lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử
TCVN 3105 -1993
- Bê tông nặng Phương pháp thử độ sụt 
TCVN 3106 -1993
- Bê tông nặng Phương pháp xác định cường độ nén
TCVN 3118 -1993
- Bê tông nặng Phương pháp xác định cường độ kéo uốn
TCVN 3119 -1993
b. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:
- Nghiệm thu các công trình xây dựng
TCVN 4091 - 1985
- Bàn giao công trình xây dựng nguyên tắc cơ bản
TCVN 5640 - 1991
- Công tác đất 
 Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 1447 - 1987
- Thi công và nghiệm thu công tác nền móng
TCVN 0079 - 1980
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối 
 Quy phạm thi công và nghiệm thu 
TCVN4453 - 1995
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép 
 Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN4452 - 1987
- Kết cấu gạch đá 
 Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4085 - 1985
- Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng 
 Yêu cầu kỹ thuật chống thấm mái
TCVN 5718 - 1993
- Bể chứa bằng bê tông cốt thép 
 Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu 
TCVN
- Kết cấu thép - Gia công, lắp dựng và nghiệm thu 
 Yêu cầu kỹ thuật 
TCXD 0170 - 1989
- Trát và trang trí - Thi công nghiệm thu
TCXD 0159 - 1986
- Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu 
TCVN 5674 - 1992
- Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình 
 Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4519 - 1988
- Vật liệu nổ 
 Quy phạm an toàn và bảo quản, vận chuyển và sử dụng
TCVN 4586 - 1998
1.6.3. Yêu cầu kỹ thuật.
a- Yêu cầu kỹ thuật về vật liệu xây dựng.
Các chủng loại vật liệu xây dựng dùng để thi công xây lắp công trình phải dảm bảo yêu cầu kỹ thuật do thiết kế quy định và tuân thủ đầy đủ các quy định của Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) và các ngành có liên quan. Tất cả các loại vật liệu xây dựng mang đến công trình để thi công xây lắp công trình đều phải có chứng chỉ về nguồn gốc và các thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu chất lượng và được kiểm tra chặt chẽ. Nếu không đảm bảo yêu cầu chất lượng sẽ bị lập biên bản và buộc phải chở ra khỏi công trình.
a.1. Xi măng.
- Xi măng dùng để sản xuất bê tông và vữa xây dựng phải là xi măng lò quay phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2682 - 92.
- Xi măng chuyển đến công trình phải có nguồn gốc và chứng chỉ của nơi sản xuất (Lô, ngày tháng xuất xưởng, nhãn mác đăng ký...).
- Xi măng phải được chứa trong kho theo tiêu chuẩn quy định. Xi măng phải được bảo quản tốt để chống ngấm nước và bị ẩm kho khí hậu môi trường, xi măng lưu kho không được vượt quá thời hạn quy định.
a.2. Cát xây dựng.
- Cát dùng cho bê tông và vữa xây dựng phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1770 - 86.
- Cát có nguồn gốc và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thông qua các chứng chỉ thí nghiệm của nơi sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Cát là cát sạch có đường kính, cỡ hạt phù hợp với bê tông vữa có hàm lượng bùn, bùn sét, tạp chất và các chất có hại phải nhỏ hơn giới hạn cho phép.
a.3. Đá, sỏi xây dựng.
- Đá sỏi dùng để sản xuất bê tông phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1771 - 87.
- Cường độ chịu nén của đá phải phù hợp với cường độ bê tông theo quy định.
- Đá phải có cỡ hạt phù hợp với từng loại kết cấu bê tông cốt thép.
- Đá phải có hàm lượng hạt thoi dẹt, tạp chất nhỏ hơn giới hạn cho phép.
a.4. Nước dùng cho bê tông và vữa xây dựng.
- Nước dùng để trộn bê tông và vữa phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4506-87.
- Nước dùng cho bê tông và vữa xây dựng là nước sạch đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tuyệt đối không được dùng nước bẩn, nước cống, nước ao hồ, nước nhiễm mặn, nước có nhiều bùn, dầu mỡ.
- Nước dùng cho bê tông và vữa xây dựng có hàm lượng tạp chất có hại nhỏ hơn giới hạn cho phép.
a.5. Gạch, đá xây dựng.
- Gạch, đá dùng cho khối xây phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1451 - 86.
- Gạch phải là loại gạch A , đảm bảo cường độ chịu nén theo yêu cầu thiết kế và đảm bảo kích thước hình học theo quy định.
- Gạch phải có màu sắc tốt và các khuyết tật nhỏ hơn giới hạn cho phép.
b- Yêu cầu kỹ thuật thi công xây lắp.
b.1. Công tác đất.
- Công tác đất bao gồm:
	+ Đào, đắp đất để san lấp mặt bằng, đường, bãi.
	+ Đào hố móng, các tầng hầm đặt máy, mương, rãnh.
	+ Lấp đất hố móng, tầng hầm, mương, rãnh.
Nhà thầu phải tuân thủ các quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1447- 87.
- Phải nghiên cứu bản vẽ thiết kế và tài liệu địa chất công trình, địa chất thuỷ văn tại vị trí thi công đào, đắp đất để lựa chọn thiết bị, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công cho phù hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Đào hố móng và tầng hầm sâu phải có biện pháp chống đỡ thành hố móng hoặc tạo taluy thích hợp để đảm bảo an toàn.
- Khi đáy hố móng nằm dưới mực nước ngầm, phải có biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong và ngoài hố móng.
- Không để nước làm ngập hố móng. Phải bố trí thu nước và trạm bơm hút để giữ hố móng luôn luôn khô ráo.
- Trường hợp gặp đất cứng hoặc đá phải dùng biện pháp nổ mìn thì phải đảm bảo an toàn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4586 - 88.
- Kích thước hố móng phải được đảm bảo yêu cầu thiết kế và được mở rộng theo quy định để đáp ứng yêu cầu công trình.
- Đào đất móng phải được vận chuyển ra khỏi mặt bằng thi công hoặc đổ vào chỗ trũng theo yêu cầu của kỹ thuật bên mời thầu.
- Sau khi hoàn thành, hố móng phải được nghiệm thu đạt yêu cầu kỹ thuật mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo.
- Lấp đất hố móng, tầng hầm, mương, rãnh phải tuân thủ quy định của thiết kế: loại đất đắp, độ đầm nén...
b.2. Thi công kết cấu bê tông cốt thép.
b.2.1. Cốp pha và đà giáo.
- Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước XM khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Cốp pha phải đảm bảo hoàn thiện bề mặt bê tông, tốt nhất nên dùng cốp pha thép định hình.
- Cốp pha, đà giáo cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế.
- Cốp pha, đà giáo phải vững chắc, an toàn chịu được mọi tải trọng tác động trong quá trình thi công. Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.
- Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần quét lớp chống dính có lý tính và hoá tính phù hợp với coong tác hoàn thiện và không có tác động xấu đến cốt thép và bê tông.
- Cốp pha cần phải được dọn sạch rác bẩn trước khi đặt cốt thép và đổ bê tông.
- Cốp pha, đà giáo khi lắp dựng xong phải được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
- Các sai lệch không được vượt quá giới hạn cho phép của TCVN 4453-1995.
- Tháo dỡ cốp pha, đà giáo:
+ Cốp pha và đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tránh không gây ra ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
+ Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi đổ bê tông đã đóng rắn (như cốp pha thành bên của dầm, cột, tường) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ chịu lực trên 50 daN/cm2.
+ Các bộ phận cốp pha, đà giáo chịu lực của kết cấu (như đáy dầm, sàn, cột chống) chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt yêu cầu của thiết kế.
b.2.2. Công tác cốt thép.
- Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-1985.
- Cốt thép gia công phải có mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép cần gia công.
- Cốt thép trước khi gia công cán kéo, uốn và nắn thẳng. Sau khi gia công lắp đặt và trước khi đổ bê tông phải làm sạch bề mặt, không được dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy cát và các lớp gỉ.
- Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học, không được cắt và uốn thép bằng phương pháp gia nhiệt.
- Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt uốn được kiểm tra theo từng lô.
- Trị số sai lệch không được vượt quá quy định của TCVN 4453-1995.
- Việc nối cốt thép bằng phương pháp nối buộc hoặc liên kết hàn phải tuân thủ theo chỉ định của thiết kế. Vị trí điểm nối, chiều dài nối chồng...
- Liên kết hàn phải đảm bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật tiết kế. Bề mặt mối hàn phải nhẵn, không cháy thép cơ bản, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt, xỉ. Mối hàn phải đảm bảo chiều dài, chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.
- Khi chọn phương pháp và công nghệ hàn cần tuân thủ theo Tiêu chuẩn “Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông cốt thép” TCVN 71 - 1997.
- Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô, trị số sai lệch so với thiết kế không vượt quá quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995.
- Cốt thép phải được lắp đặt đúng theo vị trí bản vẽ thiết kế và phải được cố định bằng dây thép buộc hoặc hàn điểm để cốt thép không bị xê dịch hoặc biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
- Cốt thép phải được nghiệm thu theo đúng bản vẽ thiết kế và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
b.2.3. Công tác bê tông.
- Các loại vật liệu để sản xuất chế tạo bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế và quy định của các tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại vật liệu.
- Thiết kế cấp phối để chế tạo hỗn hợp bê tông phải căn cứ vào mác bê tông do thiết kế quy định và đặc điểm của từng loại vật liệu tại hiện trường được được thí nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật. Phải có kết quả mẫu thử của cấp phối bê tông thiết kế đạt yêu cầu kỹ thuật. Phải có kết quả mẫu thử của cấp phối bê tông thiết kế đạt yêu cầu kỹ thuật mới được đưa vào thi công cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép.
- Khi chế tạo hỗn hợp bê tông, các loại vật liệu như: Cát, đá, xi măng, nước, các chất phụ gia (nếu có) phải được cân đong theo khối lượng hoặc quy định về thể tích tương đương khối lượng.
- Bê tông phải được chế tạo bằng máy trộn bê tông. Nếu bê tông thương phẩm được mua từ các trạm trộn phải có chứng chỉ cấp phối bê tông và thí nghiệm vật liệu của nơi sản xuất bê tông thương phẩm.
- Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông từ trạm trộn đến nơi đổ cần sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió nắng. Phương tiện thiết bị vận chuyển phải phù hợp với tốc đọ trộn khối lượng đổ và đầm bê tông.
- Thời gian lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C thời gian vận chuyển phải nhỏ hơn 30 phút. Từ 200C đến 300C thời gian vận chuyển phải nhỏ hơn 45 phút. Từ 100C đến 200C thời gian vận chuyển phải nhỏ hơn 60 phút và từ 50C đến 100C thời gian vận chuyển phải nhỏ hơn 90 phút.
- Đổ và đầm bê tông không được làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
- Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo yêu cầu của thiết kée. Để tránh sự phân tầng chiều cao đổ bê tông không được vượt quá 1,5 mét. Nếu vượt quá phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi.
- Căn cứ vào từng loại cấu kiện để chọn thiết bị đầm cho thích hợp (đầm dùi, đầm bàn) nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm, bê tông được đầm chặt không bị rỗ.
- Bê tông sau khi đổ cần phải được bảo dưỡng độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để ninh kết và đóng rắn toót sau khi tạo hình. Phương pháp, quy trình và thời gian bảo dưỡng bê tông cần phải tuân thủ các quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5592-91.
- Mạch ngừng thi công cho từng loại kết cấu (dầm, sàn, cột) phải đặt ở vị trí có lực cắt và mô men uốn tương đối nhỏ và phải được sự đồng ý của thiết kế hoặc kỹ sư giám sát bên A.
- Sàn và mái có lớp bê tông chống thấm nước phải được thi công theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn TCVN 5781 - 93.
- Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy ngay tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng phù hợp với quy định của tiêu chuẩn TCVN 3105 - 93. Kích thước chuẩn của mẫu thử là khối lập phương 150 x 150 x 150mm. Số lượng mẫu thử tuỳ theo khối lượng bê tông được quy định như sau:
+ Bê tông khối lớn cứ 500m3; lấy 01 mẫu thử (03 mẫu).
+ Các móng lớn cứ 100m3 bê tông lấy 01 tổ mẫu thử.
+ Móng bệ máy cứ 50 m3 bê tông lấy 01 tổ mẫu thử.
+ Bê tông nền, đường, bãi cứ 200m3 lấy 01 tổ mẫu thử.
Mỗi tổ mẫu gồm 03 mẫu được thử ở thời gian 07 ngày, 14 ngày và 28 ngày.
b.3. Công tác xây gạch:
- Gạch xây dùng trong khối xây đặc chắc phải đảm bảo cương độ theo yêu cầu thiết kế, sai số kích thước hình học trong phạm vi cho phép phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1451-86.
- Các loại gạch chở đến công trường thi công phải có chứng chỉ của nơi sản xuất và phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Gạch non, gạch vênh, mặt lồi lõm không đường dùng trong khối xây. Cấm dùng gạch vỡ, gạch vụn để chèn, đệm khối xây chịu lực.
- Vữa dùng để xây, trát phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật do thiết kế quy định và phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4314 - 86. Việc pha trộn vữa, thời gian sử dụng vữa phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4459-87.
- Vữa đã trộn phải dùng hết trước lúc bắt đầu đông cứng, không dùng vữa đông cứng, vữa đã khô. Nếu vữa bị phân tầng, trước khi dùng phải trộn lại cẩn thận tại chỗ thi công và phải được kỹ sư giám sát bên A đồng ý. Khi thi công trong mùa hè, mùa khô, mùa mưa phải đảm bảo đủ độ ẩm cho vữa đông kết bằng cách nhúng nước gạch trước khi xây hoặc dùng vữa có độ dẻo cao. Chất lượng vữa phải được kiểm tra bằng thí nghiệm mẫy lấy ngay tại nơi trộn vữa.
- Khối xây phải tạo thành một khối đặc chắc, ngang bằng các hàng, thẳng đứng của mặt bên và vuông góc. Trong khối xây không được trùng mạch, các mạch xây phải đầy vữa, chiều dày mạch vữa phải tuân thủ quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4085-85.
- Trong khối xây các hàng ngang phải là những viên gạch nguyên. Độ sai lệch của khối phải nhỏ hơn giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4085 - 85.
- Không được va chạm mạnh, không được đặt vật liệu, tựa dụng cụ và đi lại trực tiếp lên khối xây đang thi công, khối xây còn mới.
- Chỗ giao nhau, chỗ nối tiếp của khối xây phải thi công đồng thời, khi tạm ngừng xây phải để mỏ giật, không cho phép để mỏ nanh hoặc mỏ hốc trong tường chịu lực.
- Trong quá trình xây phải chú ý chừa sẵn các lỗ, rãnh đường ống nước, thông hơi theo yêu cầu thiết kế. Những chỗ không quy định không được để lỗ làm yếu khối xây.
- Khối xây phải được nghiệm thu đạt yêu cầu kỹ thuật mới được chuyển sang công tác hoàn thiện trát khối xây. 

File đính kèm:

  • doc03_ho_so_moi_thau_8336.doc
Hợp đồng liên quan