Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt năm 2015

docx5 trang | Chia sẻ: tuanquynh12 | Lượt xem: 4802 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG
Vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt năm 2015
Số           /VTHH-2015
Căn cứ :
-      Bộ Luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.
-      Luật Đường sắt năm 2005 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.
-      Quyết định số 05/2006/QĐ-BGTVT ngày 13/01/2006 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về việc vận tải Hàng hoá trên Đường sắt Quốc gia.
-      Quyết định số 1983/QĐ-ĐS ngày 17/12/2014 của Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc ban hành Quy chế kinh doanh đường sắt.
-      Văn bản quy định về về giá cước VCHH bằng đường sắt hiện hành; Quy định thời gian xếp dỡ và kỳ hạn lĩnh hàng; Quy định cấp toa xe vận chuyển hàng hóa và giải phóng toa xe.
- Nhu cầu của (tên doanh nghiệp)................................... và khả năng Công ty TNHH Một thành viên Vận tải đường sắt Sài Gòn.
Hôm nay, ngày......tháng......năm 2015, tại..........................., chúng tôi gồm có:
Bên thuê vận tải (gọi tắt là bên A)
-      Tên đơn vị (hoặc người thuê vận tải): ..................................
-      Địa chỉ: ................................................................................
-      Điện thoại số:.......................      Fax: ..................................
-      Điện thoại số:  ..............................
-      Tài khoản số: ............................Tại: Ngân hàng ...................
-      Mã số thuế: ...............................
-      Đại diện là:..................................Chức vụ: ..........................
Bên doanh nghiệp kinh doanh vận tải (gọi tắt là bên B)
-      Tên doanh nghiệp vận tải: Công ty TNHH Một thành viên vận tải đường sắt Sài Gòn (hoặc đơn vị được ủy quyền)
-      Tên đơn vị được ủy quyền: ...........................................................
-      Địa chỉ: ....................................................................................
-      Điện thoại số:.............................          Fax: ...............................
-      Tài khoản số: 102 010 000 115 386                              Tại NH Công thương, CN3, TP.HCM.
-      Mã số thuế: 03 01 12 03 71
-      Đại diện là :....................................Chức vụ : ...............................
(Giấy UQ số:....................................., ngày ......................; do Ông Phạm Văn Sơn, chức vụ Tổng Giám đốc ký)
Hai bên thống nhất nội dung và ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt với các điều khoản như sau:
Điều 1.Hàng hóa vận chuyển
Bên A thuê và bên B đồng ý nhận vận chuyển khối lượng hàng hoá như sau:
Khối lượng: ....................................
Ga đi (nơi xếp hàng): ...................................................................................
Ga đến (nơi dỡ hàng): ..................................................................................
Loại hàng vận chuyển: .................................................................................
Điều 2.Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
Quyền và nghĩa vụ của bên A:
Căn cứ vào khối lượng hàng thực tế vận chuyển, cử đại diện đến ga xếp hàng để làm các thủ tục xếp hàng theo đúng Quy định về việc vận tải Hàng hoá trên Đường sắt Quốc gia. Thực hiện việc đăng ký yêu cầu về cấp toa xếp hàng, dồn xe dỡ theo quy định cấp toa xe vận chuyển hàng hóa đúng theo quy định số 373/QĐ-ĐS ngày 31/3/2014 của TCT ĐSVN.
Đảm bảo thủ tục giấy tờ hợp lệ, tính pháp lý của hàng hóa theo quy định của pháp luật và được phép vận chuyển trên đường sắt Việt Nam. Cung cấp các giấy tờ liên quan để bên B kiểm tra và làm thủ tục lập hóa đơn như: giấy phép vận chuyển đối với các loại hàng hóa đặc biệt, biên lai các khoản thuế đã nộp, ....
Có trách nhiệm khai đúng, khai đủ về số lượng, trọng lượng, tên hàng, loại hàng hóa xếp trên toa xe. Trường hợp bên A cố ý khai sai tên hàng và khai sai trọng lượng hàng hóa, bên A phải chịu các biện pháp xử lý về phạt khai sai tên hàng, khai sai trọng lượng theo quy định hiện hành của TCT ĐSVN và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tự xếp dỡ, gia cố, kê lót, che bạt hàng hóa trên toa xe và chịu trách nhiệm về kỹ thuật xếp hàng trên toa xe. Trọng lượng hàng xếp trên toa xe không vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép. Thời gian xếp, dỡ hàng lên, xuống toa xe và kỳ hạn lĩnh hàng thực hiện theo quyết định số 376/QĐ-ĐS ngày 31/3/2014 của TCT ĐSVN. Nếu bên A không thực hiện đúng thời gian xếp dỡ hàng hóa, bên A thanh toán tiền phạt đọng xe cho bên B theo mức phí quy định hiện hành của TCT ĐSVN.
Trong quá trình xếp dỡ nếu làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị toa xe do lỗi chủ quan của bên A gây ra thì bên A phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên B.
Trường hợp bên B phát hiện bên A xếp hàng bội tải, xếp hàng lệch tải, thiếu gia cố, chèn lót không theo quy định, bên A phải chịu các biện pháp xử lý theo quy định hiện hành của TCT ĐSVN. Nếu do bên A xếp hàng bội tải gây ra hư hỏng phương tiện, thiết bị của bên B hoặc gây tai nạn (theo kết quả phân tích của Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn của bên B), bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và phải đền bù các thiệt hại cho đường sắt. Ngoài ra, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng vận chuyển với bên A.
Trường hợp ga xếp hàng đã thông báo và cấp xe theo yêu cầu của bên A nhưng bên A không đủ hàng để xếp, bên A sẽ phải bồi thường cho bên B tiền không sử dụng toa xe tính bằng phí đọng xe theo quy định hiện hành của TCT ĐSVN.
Trường hợp hàng hóa vận chuyển yêu cầu phải có người áp tải: thực hiện theo quy định tại văn bản số 2587/ĐS-KDVT ngày 09/11/2010 của TCT ĐSVN và các quy định hiện hành.
Khi tiến hành xếp dỡ hàng hóa tại đường nhánh, đường dùng riêng của chủ hàng, bên A phải làm thủ tục giao nhận với bên B về trạng thái thương vụ, kỹ thuật toa xe và chịu trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị của toa xe. Trường hợp xảy ra mất mát, hư hỏng trang thiết bị toa xe tại đường nhánh, đường dùng riêng của bên A thì bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B theo thực tế.
Các toa xe vận chuyển hàng sau khi dỡ hàng xong, bên A phải làm vệ sinh sạch sẽ và đóng các cửa toa xe trước khi trả lại toa xe cho bên B.
Trường hợp tổ chức xếp, dỡ hàng hóa trong đường sắt công nghệ Đồng Mỏ: bên A có trách nhiệm làm việc với Công ty TNHH MTV Apatit VN để tổ chức đưa toa xe vào đường sắt công nghệ Đồng Mỏ để xếp, dỡ hàng và phải cam kết thực hiện việc xếp, dỡ hàng liên tục 24/24 giờ trong ngày.
Khi tổ chức chuyển tải hàng hóa sang toa tại ga Cổ Loa hoặc ga Đông Anh, bên A phối hợp cùng với các ga Cổ Loa, Đông Anh để thực hiện việc chuyển hàng như sau:
-      Ngay sau khi được cấp toa xe, bên A phải tổ chức chuyển tải hàng hóa sang toa ngay.
-      Trường hợp chưa có toa xe để chuyển tải hàng hóa, bên A phải dỡ hàng xuống kho, bãi tại ga đảm bảo giải phóng ngay toa xe. Khi có toa xe thì tổ chức xếp hàng lên để bên B chuyển tiếp đến các ga dỡ. Nếu xếp hàng lên toa chậm do lỗi của bên A làm ảnh hưởng đến kế hoạch chuyển tiếp đến các ga dỡ, gây đọng xe tại ga Cổ Loa, Đông Anh thì bên A phải chịu phạt đọng toa xe theo quy định hiện hành của TCT ĐSVN.
Thanh toán tiền cước vận chuyển hàng hóa cho bên B theo đúng quy định tại điều 4 của hợp đồng này. trường hợp do bên A thanh toán chậm gây đọng xe tại ga xếp hàng, bên A thanh toán cho bên B tiền phạt đọng xe theo quy định hiện hành của TCT ĐSVN.
Quyền và nghĩa vụ của bên B:
Việc cấp xe cho bên A do bên B (Công ty TNHH MTV VTĐS Sài Gòn) cân đối và quyết định. Các toa xe khi cấp cho bên A phải sạch sẽ, đủ điều kiện để xếp hàng.
Hàng ngày, bên B thông báo cho bên A biết kế hoạch cụ thể về số lượng toa xe cấp xếp hoặc số toa xe đưa ra bãi dỡ hàng để bên A có điều kiện chuẩn bị tổ chức xếp, dỡ hàng hóa kịp thời.
Được quyền kiểm tra hàng hóa xếp trên toa xe nếu có nghi ngờ.
Được quyền kiểm tra tải trọng hàng hóa xếp lên ôtô chở hàng của bên A theo quy định của Bộ giao thông vận tải.
Thường trực 24/24 giờ để hướng dẫn cho bên A lập hóa đơn gửi hàng và hướng dẫn cho bên A kỹ thuật xếp, dỡ, gia cố, niêm phong và cặp chì để hàng hóa an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
Trường hợp bên A không thực hiện việc dỡ hàng giải phóng toa xe để đọng xe quá thời gian quy định, bên B được quyền ngừng cấp toa xe tại ga xếp hàng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc trong quá trình vận chuyển hàng có những khó khăn trở ngại mà bên B không thể khắc phục được, bên B phải báo ngay cho bên A biết để phối hợp giải quyết.
Hàng xếp, dỡ tại đường nhánh, đường dùng riêng của bên A thì bên B (các Chi nhánh VTĐS hoặc Trạm VTĐS, ga xếp hoặc dỡ) phải cử người giao nhận toa xe với bên A.
Trường hợp có sự cố toa xe ở dọc đường gây chậm kỳ hạn vận chuyển, bên B phải báo ngay cho bên A biết và có biện pháp giải quyết sớm nhất.
Trường hợp tổ chức chuyển tải hàng hóa sang toa tại ga Cổ Loa hoặc ga Đông Anh:
-      Cấp toa xe để bên A tổ chức chuyển tải hàng hóa sang toa từ toa xe 1435 mm sang toa xe khổ đường 1000 mm; Hướng dẫn bên A chuyển tải hàng hoá sang toa.
-      Trường hợp chưa có toa xe để chuyển tải hàng, bên B chuẩn bị kho, bãi hàng để bên A để tổ chức dỡ hàng xuống đảm bảo giải phóng toa xe ngay không để đọng xe.
Trách nhiệm chung:
Ngoài những quy định trên, hai bên phải thực hiện đúng Quy định về việc vận tải Hàng hoá trên Đường sắt Quốc gia và các quy định hiện hành có liên quan khác của Nhà nước, của TCT ĐSVN và của các Công ty VTĐS Sài Gòn, Hà Nội.
Điều 3.Phương thức giao nhận hàng hóa
-      Toa xe có mui, toa chở Container: giao nhận nguyên toa, nguyên niêm phong.
-      Toa xe không mui: giao nhận nguyên toa, bên A tự áp tải bảo vệ hàng trong quá trình vận chuyển.
Điều 4.Giá cước vận chuyển, hình thức và phương thức thanh toán
Giá cước, phí vận chuyển: Bên A thanh toán cho bên B tiền cước vận chuyển, các phụ phí (nếu có) và thuế GTGT theo quy định hiện hành của bên B tại thời điểm xếp hàng.
Hình thức thanh toán: bằng tiền mặt VNĐ hoặc chuyển khoản.
Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán toàn bộ tiền cước vận chuyển hàng hóa và các phụ phí (nếu có) vào tài khoản của bên B trước khi tàu đi khỏi ga xếp hàng.
Việc chuyển tiền thanh toán cho bên A phải trước 16 giờ hàng ngày để bên B có đủ thời gian làm thủ tục lập hóa đơn gửi hàng; Trường hợp bên A vận chuyển hàng hóa vào ngày các ngày nghỉ Thứ 7 hoặc Chủ Nhật, bên A phải chuyển tiền thanh toán chậm nhất vào ngày Thứ 6.
Điều 5.Các điều khoản khác
Hai bên tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này. Hợp đồng này có ý nghĩa như một hợp đồng khung, trong quá trình thực hiện hai bên có thể thỏa thuận và bổ sung bằng các văn bản hoặc phụ lục hợp đồng.
Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được hai bên cùng nhau thương lượng giải quyết; nếu không tự giải quyết được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án kinh tế TP. HCM giải quyết theo quy định của pháp luật và bên vi phạm sẽ phải chịu toàn bộ án phí.
Sau khi hợp đồng đã được thực hiện xong và hai bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình theo nội dung hợp đồng đã ký thì hai bên thống nhất coi như hợp đồng đã được thanh lý.
Điều 6.Giải quyết tranh chấp
Theo quy định của Luật dân sự, luật Đường sắt, Quy định về việc vận tải Hàng hoá trên Đường sắt Quốc gia và các quy định của TCT ĐSVN.
Điều 7.Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày .................... đến hết ngày ...................... và được lập thành 06 bản đều có giá trị pháp lý như nhau, bên A giữ 02 bản, bên B giữ 04 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A                                            ĐẠI DIỆN BÊN B

File đính kèm:

  • docxHợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt năm 2015.docx
Hợp đồng liên quan